Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

2 năm, báo chi đăng hơn 8.000 tin, bài liên quan đến tham nhũng

Thứ sáu, 17/06/2011 - 08:03

(Thanh tra)- Đây là thông tin tại hội thảo báo cáo kết quả khảo sát thực trạng tiếp cận thông tin về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng (PCTN) của người dân do Viện Khoa học Thanh tra phối hợp với Dự án GI-UNCAC tổ chức sáng ngày 16/6.

Quang cảnh buổi hội thảo

Theo báo cáo, công tác PCTN trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Cụ thể, Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN từ tháng 12/2007 đến nay đã xuất bản 41 bản tin về PCTN; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng và phát sóng 11 phóng sự truyền hình, 2 phim tài liệu về công tác PCTN; tổ chức 3 cuộc gặp mặt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và hội nghị toàn quốc để biểu dương, tôn vinh khuyến khích những người có thành tích trong PCTN ở địa phương. Tại các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức hơn 53.000 lớp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN cho hơn 2,5 triệu lượt cán bộ, công chức và nhân dân. Nhiều ấn phẩm về PCTN cũng đã được in ấn và chuyển tới tay người dân.

Báo cáo cũng chỉ ra vai trò quan trọng của báo chí trong công tác này. Theo thống kê chưa đầy đủ tại báo cáo, chỉ trong 2 năm 2009 - 2010, các loại hình báo chí đã đăng tải hơn 8.000 tin, bài liên quan tới chủ đề PCTN. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, lượng tin, bài liên quan đến nội dung kể trên được đăng tải tại các báo địa phương và T.Ư đã tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước.

Nỗ lực là thế nhưng dường như những gì đạt được chưa thực sự khả quan. Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 40% người dân được hỏi cho rằng thông tin giới thiệu về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCTN chung chung, không cụ thể; hơn 60% người dân khẳng định thông tin về quyền và nghĩa vụ của người dân trong PCTN khó hiểu hoặc không biết gì về những thông tin này.

Đáng nói là, người dân thường quan tâm và biết thông tin về việc phát hiện và xử lý tham nhũng. Tuy nhiên, họ chỉ biết được khi đối tượng tham nhũng bị bắt và đưa ra xét xử, ít người biết được toàn bộ nội dung về vụ việc. Đa phần người dân được mời tham gia thảo luận về những vấn đề tại nơi cư trú, nhưng đối với những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao thì thông tin đến với người dân lại rất hạn chế. Chủ yếu người dân vẫn chỉ biết về các thông tin tham nhũng qua truyền hình.

Từ thực trạng khảo sát, nhóm khảo sát đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về tham nhũng của người dân. Đó là phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người dân trong PCTN; tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, mặt trận tổ quốc trong việc tuyên truyền; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của người dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý của mình….

Tại hội thảo, các đại biểu tỏ ra khá đồng thuận với những nội dung của báo kết quả khảo sát thực trạng tiếp cận thông tin về tham nhũng và PCTN do Viện Khoa học Thanh tra chủ trì. Các đại biểu cũng đã tập trung cho ý kiến để tìm giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về tham nhũng của người dân. Đại diện Thanh tra tỉnh Hòa Bình cho rằng việc tìm cách tiếp cận thông tin gọn, dễ hiểu là điều rất quan trọng đối với các tỉnh miền núi. “Nhiều người dân tộc thiểu số không biết chữ. Có trường hợp chúng tôi đã từng gặp phải, chở cả một xe tài liệu tuyên truyền lên cho dân. Lên đến nơi dân không nhận vì họ không đọc được", đại biểu này chia sẻ. Từ đó, Thanh tra Hòa Bình kiến nghị nên tổ chức các đội tuyên truyền, thông tin vào các phiên chợ của người dân tộc, bởi đó là khi những người dân miền núi tụ tập đông đủ nhất. Cách thức tuyên truyền nên dễ hiểu, không đao to búa lớn.

Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng, cần tăng cường thông tin qua báo chí bởi đây là cơ quan tuyên truyền hiệu quả về công tác PCTN. Người dân khá tin tưởng các thông tin của báo chí, do đó các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ cho báo chí để qua đó tuyên truyền tới người dân.

Khánh Linh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Không nên có tâm lý buông xuôi, ỷ lại các cơ quan mới sau sắp xếp bộ máy

Không nên có tâm lý buông xuôi, ỷ lại các cơ quan mới sau sắp xếp bộ máy

(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan đang được giao chủ trì soạn thảo, thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết mà trong diện dự kiến sắp xếp bộ máy cần phát huy trách nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ được giao đến ngày cuối cùng hoạt động.

Hương Giang

18:54 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm