Doanh nghiệp  “đóng cửa”, hàng chục nghìn tỷ “bay”

Chuyên gia kinh tế hiến kế

TS Nguyễn Trí Hiếu: Mỗi quốc gia đều có “liều thuốc” riêng để cứu các DN. Ở Việt Nam, Chính phủ đã có các gói hỗ trợ để gỡ khó cho nền kinh tế. Song trong trường hợp dịch Coivd -19 diễn biến xấu, có thể “bơm” thêm tiền, đưa ra cácgói hỗ trợ tín dụng để cứu DN, người lao động.

Theo TS Hiếu, cần có nhiều chính sách, cơ chế để hỗ trợ DN, như bổ sung nguồn vốn cho Quỹ Bảo lãnh tín dụng, từ quỹ đó bảo lãnh cho các ngân hàng để cho DN vay. Trường hợp  DN phá sản, không trả được nợ, Quỹ Bảo lãnh sẽ bồi thường cho các ngân hàng. Bên cạnh đó là các biện pháp miễn thuế, giảm thuế, giảm lệ phí…  

"Chính sách tài khoá phải vào cuộc mạnh mẽ hơn. Có như vậy mới giúp DN trụ vững, người lao động có đủ chi tiêu cơ bản để tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vượt qua thời kỳ dịch bệnh để bắt tay vào đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế", TS Hiếu nói.

TS Ngô Trí Long:Quý II/2020, tăng trưởng kinh tế của thế giới và Việt Nam sẽ chưa thể khởi sắc hay đột phábởi dịch Covid-19 có thể vẫn diễn biến phức tạp. Vì vậy, mục tiêu số 1 trong quý II/2020 là khống chế được dịch bệnh, đồng thời tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh. 

“Để hỗ trợ các DNổn định sản xuất, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về tiền tệ với 3 mục tiêu: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn và giảm lãi suất;giữ nguyên nhóm nợ. Điều này thể hiện sự hỗ trợ, chia sẻ nhưng cũng bày tỏ thông điệp không bao cấp cho yếu kém”, TS Ngô Trí Long nêu ý kiến. 

Nhận định về khả năng tăng trưởng II, ôngLong cho rằng, “giữ được tương đương quý I cũng là thành công!”

TS. Nguyễn Bích Lâm:Trong quý I/2020, khu vực DN gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covdi-19. Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các DN kỳ vọng dịch Covid-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II khả quan hơn.

“Trong bức tranh tăng trưởng kinh tế quý I năm nay vẫn có một số ngành thuộc khu vực dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định nhưtài chính ngân hàng có tốc độ tăng 7,2%, thông tin truyền thông đạt 7,78%, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 9,97%. Đây là những mảng sáng”, ông Lâm đánh giá.

Dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Ngay các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU cũng lâm vào tình cảnh “suy giảm tốc độ tăng trưởng”.

Ở trong nước, không chỉ đối mặt với dịch Covid-19, Việt Namcòn gặp khó khăn do tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nặng nề ở các tỉnh miền Nam, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm… “Chưa bao giờ thấy tình hình khó khăn như thế”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay, GDP quý I ước tính tăng 3,82%. Đây là con số “sáng”, “không phải tệ”, nhưng tốc độ tăng trưởng này giảm mạnh so với cùng kỳ và thấp nhất trong 10 năm gần đây.

Khu vực doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19. Trong quý I/2020, DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18,6 nghìn DN, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; số DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể cũng lên đến 12,2 nghìn DN.

Hoạt động thương mại, dịch vụ kém sôi động. Người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Số lượng khách quốc tế đến nước ta trong quý 1/2020 giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm ở hầu hết các thị trường, mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 126.200 tỷ đồng, giảm hơn 13.440 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, ước giảm 9,6% doanh thu.Ngành du lịch, lữ hành có doanh thu giảm mạnh nhất, quý I chỉ đạt 7.800 tỷ đồng, giảm 3.141 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, mức giảm 27,8%. Như vậy, tổng doanh thu của ngành du lịch, lữ hành, dịch vụ ăn uống đã suy giảm gần 16.600 tỷ đồng chỉ trong 3 tháng đầu năm diễn ra dịch bệnh Covid-19.

Các ngành vận tải, thị trường chứng khoán… cũng lâm vào tình cảnh suy giảm. “Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán trong quý I năm nay chỉ đạt 29,5 nghìn tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước”. Trong khi tín dụng của nền kinh tế tăng 0,68% (cùng kỳ năm trước tăng 1,9%) cho thấy các DN đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nâng cấp các gói hỗ trợ

Đứng trước khó khăn, hơn lúc nào hết, rất cần sự đồng lòng, đoàn kết toàn dân, vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị để bảo đảm đất nước ổn định, nhất là chăm lo đời sống nhân dân.

Để hỗ trợ DN, Chính phủ đã tung gói hỗ trợ trị giá 280.000 tỷ đồng gồm: 250.000 tỷ đồng hỗ trợ tín dụng nhằm khoanh, giãn nợ vay cho các DN chịu tác động Covid-19 và 30.000 tỷ đồng hỗ trợ giãn, hoãn nộp thuế cho DN. 

GDP quý I ước tính tăng 3,82% là con số “sáng” trong bối cảnh dịch Covid-19, nhưng tốc độ tăng trưởng này thấp nhất trong 10 năm gần đây. Ảnh minh hoạ: Internet

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, trong đó lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 3,5%/năm. Mới đây, gói hỗ trợ tài khoá giãn, hoãn nộp thuế được Bộ Tài chính đề xuất tăng lên trên 80.000 tỷ đồng. 

Rà soát quy định pháp luật cản trở sản xuất kinh doanh

Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành có liên quan rà soát các quy định pháp luật theo chuyên đề. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho hay, tổ công tác của Thủ tướng về rà soát văn bản quy phạm pháp luật sẽ tiến hành rà soát chuyên sâu các chuyên đề/lĩnh vực, trong đó tập trung vào các quy định nhằm giảm chi phí cho DN, miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, giãn hoãn nợ, phí bảo hiểm, các chính sách đối với người lao động, đối với những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnhCovid-19.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu, quá trình rà soát tinh thần là không ngại “va chạm”, nể nang hay né tránh hoặc làm chiếu lệ, qua loa, mà đòi hỏi sự kiên quyết, công tâm và trách nhiệm củatổ công tác.

Tuy vậy, tại cuộc họp trước thềm hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng cho rằng, các gói hỗ trợ hiện nay còn quá ít, cần nâng lên. "Không để tình hình quá xấu rồi chúng ta rơi vào thế bị động", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh và lưu ý, “chúng ta bàn nhiều thứ nhưng cuối cùng vẫn là đời sống của nhân dân, của công nhân, đối tượng chính sách”.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 3, cả nước có hơn 8,6 nghìn hộ thiếu đói, tương ứng với 36,3 nghìn nhân khẩu thiếu đói, gấp 9 lần số hộ thiếu đói, gấp 11 lần số nhân khẩu thiếu đói so với tháng trước và gấp 5 lần số hộ, số nhân khẩu thiếu đói so với cùng kỳ năm trước. 

Câu hỏi được đặt ra là phải làm sao Việt Nam phục hồi nhanh sau dịch, làm sao các DN, địa phương và người dân thấy được tình hình này để trước hết là tự cứu mình, tự tái cơ cấu, vươn lên, chứ không phải tinh thần ỷ lại?

Các gói cứu trợ đã được các bộ, ngành “dày công nghiên cứu” và sẽ được đưa ra bàn thảo. Trong đó, có các giải pháp về “kích cầu”, hỗ trợ vốn, giảm lãi suất; DNđược vay không lãi suất để trả lương cho người lao động; tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội…

Thủ tướng đã nhắc tới bài học Trung Quốc, Hàn Quốc khôi phục lại sản xuất rất nhanh sau khi qua đỉnh dịch bệnh và mong muốn các quý tới, kinh tế Việt Nam có thể vực dậy "như lò xo bị nén lại, sẵn sàng bật lên sau khi hết dịch".

Hương Giang