Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 14/07/2017 - 14:58
(Thanh tra) - Sáng nay (14/7), tiếp tục phiên làm việc ngày thứ 2 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, Kỳ họp thứ 4. Nhóm vấn đề về lĩnh vực nông nghiệp như giống lúa Thiên ưu 8 bị đạo ôn cổ bông gây mất mùa trên diện rộng, giá nông sản giảm sâu... được cử tri đặc biệt quan tâm.
Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt trả lời chất vấn. Ảnh: HY
Không để dân thiếu đói vì mất mùa lúa Thiên ưu 8
Trả lời tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 4 - HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh cho biết hiện nay, Hà Tĩnh đã thành lập Hội đồng xác định nguyên nhân gây bệnh đạo ôn trên lúa Thiên ưu 8 trong vụ Xuân 2017 khiến cho gần 9.000ha của hàng trăm hộ dân bị mất trắng.
Trước đó, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 10.636ha/58.785ha lúa vụ Xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, trong đó giống Thiên Ưu 8 bị nhiễm bệnh nhiều nhất khiến gần 9.000 ha của hàng nghìn hộ dân mất trắng. Sau mùa vụ, dân có nguy cơ thiếu đói vì đợt mất mùa lịch sử này.
Giải trình về nguyên nhân, trách nhiệm sản xuất lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trên diện rộng, ông Nguyễn Văn Việt cho biết, nguyên nhân khách quan dẫn đến việc dịch bệnh đạo ôn bùng phát là do diễn biến phức tạp của thời tiết. Một phần nữa là do yếu tố canh tác của bà con nông dân, qua nhiều năm sản xuất giống lúa Thiên ưu 8 cho thấy đây là giống có năng suất cao, chất lượng gạo tốt, cơ bản kháng được nhiều đối tượng sâu bệnh nên bà con còn chủ quan trong việc phòng trừ sâu bệnh.
“Bên cạnh đó, cũng có một phần trách nhiệm của ngành và các địa phương có phần chủ quan trong công tác chỉ đạo sản xuất, đã không thường kiểm tra, xử lý kịp thời nên mới xảy ra sự cố Thiên ưu 8.” Giám đốc Sở NN&PTNT thẳng thắn nhận lỗi.
Đại biểu Nguyễn Thị Nhuần - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chất vấn: Vì sao trên một cánh đồng, cùng một thời điểm, các giống lúa khác vẫn được mùa còn giống Thiên ưu 8 thì mất mùa? Ảnh: HY
Qua sự cố về giống lúa thiên ưu 8 cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quản lý cơ cấu giống trên địa bàn. Việc quản lý Nhà nước về tỷ lệ các giống lúa gieo cấy chưa khoa học, chặt chẽ, không kiểm soát được diện tích sản xuất của từng giống trên địa bàn tỉnh.
Về giải pháp khắc phục, ông Việt cho biết, thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành kịp thời thực hiện một số giải pháp để kịp thời giải quyết khó khăn cho nông dân như: Bổ trợ 400 tấn giống lúa cho sản xuất vụ Hè Thu, cấp ứng 33,9 tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại...
“Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ thống kê ra soát nếu những hộ thiếu đói do mất mùa thì sẽ đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói cho người dân, kiên quyết không để người dân nào thiếu đói do mất mùa thời gian qua.” Ông Việt khẳng định.
Ai chịu trách nhiệm cho 9.000 ha lúa mất trắng?
Đại biểu Nguyễn Thị Nhuần - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chất vấn: Trên một cánh đồng, cùng một thời điểm, các giống lúa khác vẫn được mùa còn giống Thiên ưu 8 thì mất mùa. Khi bắt đầu xảy ra sự việc, cán bộ kỹ thuật của đơn vị cung ứng giống của Công ty CP giống cây trồng Trung ương sao không xuống đồng cùng nông dân tìm nguyên nhân và biện pháp?.
Mặc dù giống lúa Thiên ưu 8 bị bệnh đạo ôn diện rộng gây thiệt hại lớn, tuy nhiên trên bao bì sản phẩm giống lúa này lại quảng cáo đặc biệt đặc trị bệnh đạo ôn. Đại biểu Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho rằng, thiệt hại ở giống lúa này lớn như vậy thì không thể quảng cáo đặc trị đạo ôn như trên bao bì được.
Trả lời vấn đề này, ông Việt cho biết sắp tới, tỉnh sẽ thành lập đoàn thanh tra, làm rõ tính pháp lý việc Công ty CP giống cây trồng Trung ương quảng cáo trên bao bì không giống như thực tế.
Đại biểu Trần Nhật Tân, Bí thư Huyện ủy Thạch Hà cho rằng Công ty CP giống cây trồng Trung ương thiếu trách nhiệm với nông dân. “Khi phát hiện lúa bị bệnh đạo ôn, huyện Thạch Hà đã 2 lần phát văn bản và có nhiều cuộc điện thoại, nhưng doanh nghiệp không những trả lời chậm mà còn có dấu hiệu thiếu trung thực, né tránh trách nhiệm. Văn bản trả lời của Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương ký ngày 28/4 nhưng đến ngày 10/5 huyện mới nhận được công văn trả lời của công ty.”
Đại biểu Trần Nhật Tân, Bí thư Huyện ủy Thạch Hà cho rằng Công ty CP giống cây trồng Trung ương thiếu trách nhiệm với nông dân. Ảnh: HY
Đại biểu Đoàn Đình Anh – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội (HĐND tỉnh) đề nghị Giám đốc Sở NN& PTNT làm rõ cơ chế vận hành của hệ thống nông nghiệp từ sở, đến huyện, xã, thôn như thế nào khi phát hiện ra dịch bệnh? Trước việc bệnh đạo ôn gây mất mùa lúa xuân vừa qua, hệ thống này đã phản ứng như thế nào? khâu nào chậm và yếu nhất?
Về vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT thừa nhận khâu vận hành của hệ thống ngành nông nghiệp khi xảy ra dịch bệnh là có vấn đề. Hệ thống ngành cần có giải pháp trong thời gian tới để giải quyết vấn đề, từ việc nắm bắt tình hình cho đến dự tính, dự báo, khuyến cáo, thông tin tình hình sâu bệnh chưa thực sự tốt.
Đại biểu Nguyễn Thị Nữ Y - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, nguyên nhân dịch bệnh do thời tiết, do giống hay do công tác quản lý của ngành nông nghiệp sẽ có kết luận của hội đồng khoa học. Tuy nhiên, đại biểu này cho rằng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. “Qua các ý kiến chúng ta nên nhìn nhận lại bệnh chủ quan, mấy năm liên tục được mùa nên chủ quan, chủ quan từ nông dân trên đồng ruộng đến cán bộ nông nghiệp.” - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.
Trả lời chất vấn của các đại biểu về trách nhiệm của ngành khi xảy ra sự cố giống lúa Thiên ưu 8, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt cho biết: “Khi xảy ra sự việc, trước thiệt hại của người dân, chúng tôi đã tham mưu với UBND tỉnh và nội bộ cũng có những xử lý trước mắt. Sắp tới, về kiểm điểm xử lý trách nhiệm như thế nào thì sau khi có kết luận của Hội đồng khoa học thì trách nhiệm đến đâu chúng tôi sẽ xử lý đến đó. Trước mắt, chúng tôi sẽ tìm các giải pháp về sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh trước những biến đổi về khí hậu, lựa chọn giống có tính kháng bệnh cao nhất, kiểm tra chất lượng về giống chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, thời vụ và phòng trừ sâu bệnh.”
Tổng kết phần chất vấn và trả lời chất vấn về vấn đề nông nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn cho rằng quá trình triển khai sản xuất, công tác vận hành bộ máy của ngành nông nghiệp vẫn chưa thực sự hiệu quả, công tác dự tính, dự báo, chỉ đạo sơ sài. Đặc biệt, khi xảy ra sự việc, ngành còn bị động, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi xảy ra sự việc, song song đó cần tiếp tục có các chính sách, giải pháp hỗ trợ nông dân.
Hải Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà