Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 26/01/2013 - 16:50
(Thanh tra) - Cho đến nay, quá trình đàm phán Hội nghị Paris từ năm 1968 - 1973, ngoài tên tuổi của những nhà ngoại giao tầm cỡ như Lê Đức Thọ, Xuân Thuỷ, nhân dân Việt Nam và thế giới vẫn còn nhắc đến bà Nguyễn Thị Bình như một nhà ngoại giao xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ XX.
Bà Nguyễn Thị Bình
Có nhiều yếu tố hội tụ làm nên phẩm chất đặc biệt của bà - một trí thức từng theo học "trường Tây”, một nhà yêu nước và cách mạng, một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhân vật lịch sử của những thời khắc lịch sử của đất nước. Tại Hội nghị Paris, bà đảm nhận vai trò Trưởng đoàn Đàm phán của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và là người phụ nữ duy nhất ký vào bản Hiệp định 4 bên.
Năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn Đàm phán của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam. Những đề nghị cứng rắn và phong cách ngoại giao sắc sảo của người phụ nữ duy nhất trên bàn đàm phán này, đã thu hút sự chú ý của dư luận phương Tây.
Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh - người có nhiều cơ hội tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Bình và giúp đỡ bà Bình một số việc trong quá trình đàm phán: Sự xuất hiện của bà Bình ở Paris đã là “điểm cộng lớn” cho đoàn đàm phán của ta, tạo lợi thế trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận thế giới, đặc biệt là đối với báo chí. Bà đã tạo ấn tượng khi thể hiện là người có thể kết hợp “cương - nhu” mà chúng ta áp dụng trên bàn đàm phán. Bà có phong cách đi đứng nhanh nhẹn, nói năng, đối đáp, xử trí linh hoạt. Thêm vào đó, bà sử dụng tiếng Pháp lưu loát, hiểu biết sâu rộng về tiếng Anh.
Có thể nói, bà Nguyễn Thị Bình là một trong những “át chủ bài” của Đoàn Đàm phán Việt Nam. Bà đã hoàn thành tốt nhiệm vụ “kép” của một Trưởng đoàn là đàm phán, đồng thời tranh thủ dư luận. Nói theo cách nhận xét của bà Ninh, bà Nguyễn Thị Bình đã góp phần quan trọng tạo ra “phong thái ngoại giao Việt Nam”, đàng hoàng, tự tin, cần thì rất cương quyết, nhưng đồng thời cũng mềm mỏng và uyển chuyển.
Nói về bà, nhà văn Nguyên Ngọc đã chia sẻ: “Có thể nói mà không sợ quá rằng, có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới, từ những người dân thường cho đến các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng và thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau. Những năm tháng ấy, bà có mặt ở hầu khắp hành tinh, và thật lạ, thật đẹp, hình ảnh của một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng, sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin”…
Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là cuộc đàm phán ngoại giao dài nhất trong lịch sử, cho một cuộc chiến tranh cũng dài nhất trong lịch sử. “Gần 5 năm trời ngồi trên bàn ngoại giao không phải dễ dàng gì. Nhất là cuộc đấu tranh có lúc dậm chân tại chỗ. Có lúc báo chí phương Tây nói rằng đây là câu chuyện giữa người "điếc” với nhau, mỗi bên đều nói lập trường của mình. Không ai nghe ai hết. Thực tế trên chiến trường tương quan lực lượng chưa rõ. Vì vậy hai bên giằng co. Có những cuộc họp lặp đi lặp lại, chán ngán lắm. Nhưng có một điều luôn luôn phải thường trực trong ý nghĩ là không bao giờ được thất bại. Nhất định cuộc kháng chiến của mình sẽ giành thắng lợi, chỉ có vấn đề là lúc nào thôi. Và mong muốn là nó đến sớm” - bà Nguyễn Thị Bình cho biết.
Cảm xúc khi đặt bút ký vào một văn kiện lịch sử sẽ đi cùng bà suốt cuộc đời: “Tôi được thay mặt nhân dân miền Nam ký vào một văn kiện lịch sử. Kết quả của Hiệp định là bao nhiêu xương máu của đồng bào, đồng chí. Lúc ấy tôi nghĩ đến những người thân quen đã đi xa không được chứng kiến những giờ phút lịch sử này... Xúc động trào nước mắt. Cảm xúc ấy đi cùng tôi suốt cuộc đời”.
“… Nhìn lại những năm chiến đấu kéo dài, vô cùng ác liệt đã qua, thế hệ chúng tôi đều thống nhất với nhau đó là thời kỳ đẹp đẽ nhất của cuộc đời, với ý nghĩa là chúng tôi đã sống có mục đích, có lý tưởng, trọn lòng tin ở tương lai của đất nước, ở sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ.
Dù ở chiến trường, nhà lao hay trên mặt trận đối ngoại, chúng tôi chấp nhận sự gian khổ, hy sinh nhưng cảm thấy hạnh phúc, luôn tràn ngập niềm tin và hy vọng…” (trích phát biểu của bà Nguyễn Thị Bình tại buổi giới thiệu cuốn Hồi ký "Gia đình, bạn bè và đất nước”).
Suốt nhiều năm gắn bó với công tác ngoại giao, bà gọi công việc đó là ngoại giao nhân dân. Nghĩa là, con người đến với con người, trái tim đến với trái tim. Bà đem bạn bè về cho dân tộc.
Minh Duyên (Tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội thống nhất phương án hợp nhất 2 ban Đảng thuộc Thành ủy, chấm dứt hoạt động 2 Đảng ủy khối, hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở; sáp nhập 4 cơ quan báo chí…
Hải Hà
15:12 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay 13/12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2, các đại biểu thảo luận tại hội trường, tập trung phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan trong khâu tổ chức thực hiện để đưa ra các giải pháp.
Văn Thanh
15:10 13/12/2024Hương Giang
14:51 13/12/2024Văn Thanh
12:21 13/12/2024T.Thanh
12:17 13/12/2024Chính Bình
21:26 12/12/2024PV
Chu Tuấn
Trung Hà
Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh
Hương Giang
Vân Trang
Ngọc Giàu