Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/05/2012 - 06:36
(Thanh tra) - 85 năm kể từ sau khi ra đời (năm 1927), những tư tưởng và lý luận mà tác phẩm Ðường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập, luôn luôn có ý nghĩa to lớn đối với Ðảng Cộng sản Việt Nam và con đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong tiến trình cách mạng.
Ảnh (Tư liệu): Tác phẩm Ðường Kách mệnh
Bối cảnh ra đời Ðường Kách mệnh
Sinh ra và lớn lên khi phong trào đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu thời đó dường như vẫn “đang ở trong đêm tối mà không có đường ra”, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tên gọi Hồ Chí Minh khi đó) dù khâm phục ý chí và tấm gương cứu nước của các vị tiền bối cách mạng, song khác họ, Người đã chọn hành trình “tìm đường đi cho dân tộc” bằng một cuộc khảo nghiệm đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của nhiều quốc gia, qua nhiều châu lục.
Sau gần 10 năm (1911 - 1920) bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản.
Khi đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với con đường cứu nước theo quỹ đạo cách mạng vô sản, với một khát khao cháy bỏng về độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, Hồ Chí Minh tin tưởng chắc chắn rằng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi. Nghĩa là, dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tập 2, trang 280).
Người đã xác định lộ trình và quyết định trở về Quảng Châu (Trung Quốc) ngày 11/11/1924, xúc tiến công cuộc giải phóng dân tộc.
Tại đây, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh Niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Mác - Lênin, chuẩn bị cho sự ra đời một chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.
Ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam
Đường Kách mệnh tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã giảng tại lớp huấn luyện chính trị trong những năm 1925 - 1927, do Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành và bí mật được chuyển về trong nước theo nhiều con đường khác nhau.
Với 15 đầu mục lớn, trong một số trang không nhiều (bản gốc dày 100 trang, bản in lẻ tháng 4/1982 của NXB Sự thật, nay là NXB Chính trị Quốc gia, dày 146 trang), Ðường Kách mệnh tuy được viết rất ngắn gọn, nhưng những nội dung hàm chứa trong đó có giá trị thực tiễn lớn lao.
Với những lời dễ hiểu về "vũ khí tư tưởng của thời đại", Đường Kách mệnh làm cho lý luận Mác - Lênin đến với Việt Nam một cách giản dị và sinh động.
Đề cập trước tiên vấn đề tư cách người cách mạng
Trong mục này, thông qua 23 điều răn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Người cách mạng phải rèn luyện đạo đức cách mạng. Đảng Cộng sản - Bộ tham mưu tối cao của dân tộc chỉ kiên cường và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi được trang bị lý luận cách mạng tiên tiến và bao gồm những con người có trí tuệ, có đạo đức cách mạng và trung kiên nhất.
Đánh giá cao vai trò, vị trí của đạo đức, coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, liên quan đến sự thành bại của cách mạng, với một quan niệm mới, Hồ Chí Minh đã đưa vào nội dung đạo đức cách mạng bao hàm những vấn đề cơ bản về nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, về ý thức và phương pháp tư tưởng của giai cấp công nhân.
Người coi việc giáo dục đạo đức cách mạng là một trong những nguyên tắc cơ bản, nhằm xây dựng những con người cách mạng chân chính, để tiến tới xây dựng một Ðảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây cũng là một bài học quan trọng hàng đầu đối với tổ chức tiền thân của Đảng - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, vì số đông lớp cán bộ khi đó thuộc thành phần tiểu tư sản trí thức. Có đạo đức cách mạng, những thanh niên tiểu tư sản trí thức mới tiếp thu được tinh thần và bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, mới tự nguyện phấn đấu, quyết tâm hy sinh suốt đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Có thể nói, việc lấy tiêu chuẩn đạo đức làm 1 trong 2 tiêu chuẩn (đức và tài) của người cán bộ cách mạng, người đảng viên cộng sản, ngay từ khi chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một sáng tạo độc đáo, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh.
Xác định rõ mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
Ðường Kách mệnh xác định rõ mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, khẳng định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn trên một nền tảng chung, đó là: Dân tộc cách mệnh (quốc gia) và cách mạng XHCN (quốc tế).
Cương lĩnh Ðường Kách mệnh trình bày một cách khái quát những quan điểm cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường cách mạng Việt Nam, con đường: Ðộc lập dân tộc gắn liền với CNXH, nhưng trước hết phải tập trung vào nhiệm vụ "dân tộc cách mệnh" (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, trang 265), "giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân nước mình", để chuẩn bị những tiền đề cho cuộc cách mạng thứ hai (thế giới cách mệnh) về chính trị, tổ chức, kinh tế, văn hóa. Ðối tượng của "dân tộc cách mệnh" là đánh đổ chính quyền thuộc địa của Pháp. Chủ thể là toàn dân tộc, lấy quần chúng công nông làm nền tảng.
Thông qua việc đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, Ðường Kách mệnh đã chỉ ra: "Công nông là người chủ cách mệnh", còn học trò, nhà buôn nhỏ "chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi" (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, trang 266).
Nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của Ðảng
Ðường Kách mệnh nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của Ðảng - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và việc lựa chọn mô hình Nhà nước trong tương lai.
Nhận thức sâu sắc nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước, Hồ Chí Minh đã luận giải về bản chất của thời đại mới, về nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, về vai trò của những nhân tố bảo đảm cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng vô sản đi đến thắng lợi cuối cùng và nêu rõ trong Ðường Kách mệnh: "Trước hết phải có Ðảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Ðảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Ðảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin" (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, trang 267 - 268).
Nêu lên mô hình Nhà nước trong tương lai
Cùng với những định hướng cụ thể về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, lực lượng và tổ chức tiền phong lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Ðường Kách mệnh đã nêu lên mô hình Nhà nước trong tương lai khi cách mạng thành công.
Mặc dù đồng ý với tư tưởng dân chủ tiến bộ mà cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp đã tuyên bố trong “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm 1791 của Pháp, nhưng theo Hồ Chí Minh: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi" (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, trang 274), nên: Muốn dân tộc được độc lập, muốn nhân dân lao động thoát khỏi thân phận người nô lệ, thì phải làm cách mạng một cách triệt để.
Không thể đi theo con đường cách mạng tư sản, không thể thiết lập mô hình Nhà nước cộng hòa tư sản, nơi chính quyền chủ yếu thuộc về giai cấp hữu sản, Người đã viết: "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi. Nghĩa là, làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc" (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, trang 270).
Ðường Kách mệnh khẳng định, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga với một phương pháp cách mạng mới: Tiến hành một cuộc cách mạng mà khi chính quyền được thành lập là của quảng đại quần chúng.
Hồ Chí Minh đã hướng về một cuộc cách mệnh "đến nơi" và nhấn mạnh, muốn cách mệnh thành công thì dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.
Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản nhằm thiết lập một thể chế quyền lực thuộc về nhân dân, chính là con đường: Ðộc lập dân tộc gắn liền với CNXH, để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa, với phương pháp vận động quần chúng, phương pháp tổ chức đấu tranh cách mạng, cách thức xây dựng các tổ chức quần chúng... theo những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong suốt 85 năm, kể từ sau khi tác phẩm ra đời, những tư tưởng và lý luận mà Ðường Kách mệnh đề cập, luôn luôn có ý nghĩa to lớn đối với Ðảng Cộng sản Việt Nam và con đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong tiến trình cách mạng.
Ðường Kách mệnh là "cẩm nang", là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong những năm cả nước cùng đi lên CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đặc biệt là trong những năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới.
Kim Ngân
(Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo T.Ư, TTXVN)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.
Văn Thanh
20:01 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình