Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/11/2015 - 18:52
(Thanh tra) - Thảo luận tại hội trường Quốc hội (QH) dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam hôm nay (9/11), nhiều Đại biểu (ĐB) cho rằng, cần phải bảo đảm quyền của người bị tạm giam, tạm giữ để không bị bức cung, nhục hình, tự sát hoặc bị đánh chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam...
ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang), người bị tạm giữ là người chưa có tội, không ai được không ai có quyền xâm phạm hoặc hạn chế về quyền con người, quyền công dân. Ảnh: TN
Bảo đảm quyền con người không bị xâm phạm
Mở đầu phiên thảo luận, ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) phân tích, người bị tạm giữ, tạm giam chia làm hai đối tượng là người chưa có tội và người có tội. Người chưa có tội đương nhiên là một công dân bình thường, có đầy đủ về quyền con người và quyền công dân như Hiến pháp quy định nên không ai có quyền xâm phạm hoặc hạn chế về quyền ấy.
“Tôi đề nghị cần xem lại để quy định theo hướng cụ thể về quyền, nghĩa vụ của hai nhóm đối tượng là người có tội và người chưa có tội. Như vậy mới đảm bảo quyền con người, quyền công dân không bị xâm hại”, ĐB Tính nói.
Cùng quan điểm, ĐB Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) đặt vấn đề, QH đã yêu cầu Bộ Công an không để xảy ra chết do tự sát, chết do can phạm đánh nhau tại cơ sở giam giữ và làm rõ trách nhiệm của cán bộ. Nhưng thời gian gần đây, vẫn xảy ra nhiều vụ việc người bị tạm giữ, tạm giam tự sát hoặc bị đánh chết trong nhà tạm giữ, tạm giam. Điều này xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người, quyền công dân, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
“Rõ ràng, quyền của người bị tạm giữ phải khác, không bị hạn chế giới hạn so với người bị tạm giam. Cho nên, luật cần tách riêng quyền, nghĩa vụ của hai đối tượng này. Hơn nữa, để đảm bảo quyền con người, cần quy định không được giam chung bị can, bị cáo với những đối tượng bị kết án phạt tù, bị kết án chung thân, tử hình dù bản án chưa có hiệu lực hoặc đang chờ thi hành án”, ĐB Hiền đề xuất.
Kéo dài thời hiệu KN, rút ngắn thời gian giải quyết TC
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, trong mọi trường hợp, chỉ Viện KSND mới có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) trong hoạt động tạm giữ, tạm giam. Cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam có trách nhiệm giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của người bị tạm giữ, tạm giam có liên quan trực tiếp tới chế độ, quyền lợi như ăn, ở, mặc, chăm sóc y tế, gặp thân nhân... “Trường hợp có KN,TC, nhà tạm giữ, trại tạm giam phải chuyển ngay cho Viện KSND để giải quyết theo luật định”, Chủ nhiệm Hiện cho biết.
Cơ bản đồng tình với dự thảo, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH Đặng Đình Luyến (ĐBQH tỉnh Khánh Hòa) lưu ý, thời hiệu KN lần đầu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ 30 ngày là quá ngắn. “Người bị tạm giữ, tạm giam bị hạn chế, không được tự do, nếu quy định như dự thảo sẽ không bảo đảm được quyền lợi của họ. Luật KN quy định, thời hiệu KN là 90 ngày. Cần phải nới rộng thời hiệu KN của người bị tạm giữ, tạm giam, ít nhất phải bằng và thống nhất với Luật KN)”, ĐB Luyến đề xuất.
Còn, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Phạm Đức Châu đề xuất, thời gian giải quyết TC của người bị tạm giữ, tạm giam càng ngắn càng tốt, nhất là TC liên quan đến việc bức cung, nhục hình. “Dự thảo quy định 60 ngày thì quá dài. Cần phải rút ngắn để bảo vệ tốt nhất quyền lợi người TC, nếu không người TC sẽ bị trả thù, rất nguy hiểm”, ĐB Châu nói.
“Tách” trại tạm giam, nhà tạm giữ khỏi công an cấp tỉnh, cấp huyện
Qua khảo sát của Ủy ban Tư pháp cho thấy, trại tạm giam, nhà tạm giữ ở các tỉnh, huyện đang do cơ quan quản lý thi hành án và hỗ trợ tư pháp công an cấp tỉnh, cấp huyện quản lý, về cơ bản đã tách khỏi hệ thống cơ quan điều tra cùng cấp. Do vậy, UBTVQH cho rằng, giữ mô hình như hiện nay là phù hợp.
Chưa đồng tình, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhấn mạnh, độ tin cậy về tính minh bạch trong mối quan hệ và sự tách bạch khỏi hệ thống giữa cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam với cơ quan cảnh sát điều tra cùng cấp có đủ khách quan? Thực tế, không ít vụ việc bức cung, nhục hình đã xảy ra trong quá trình điều tra, nhất là giai đoạn tiền khởi tố đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Dù vô ý hay cố tình thì đó cũng có phần lỗi của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam.
“Cần thiết phải tách việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam ra khỏi cơ quan điều tra hình sự, cơ quan công an cấp tỉnh, cấp huyện để bảo đảm khách quan, tránh việc cơ quan điều tra hình sự cùng cấp lạm dụng bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra, xác minh”, ĐB Vinh nói và đề nghị “tổ chức theo hệ thống mô hình dọc, giao công tác tổ chức, quản lý giam giữ cho Tổng cục Thi hành án Hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ”.
Cũng để chống bức cung, nhục hình, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh), ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đều cho rằng, phải tạo điều kiện hơn nữa để người bị tạm giữ, tạm giam thuận lợi gặp thân nhân, người bào chữa.
Bài, ảnh: Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.
Văn Thanh
20:01 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình