Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hội nghị về hướng dẫn giới thiệu ứng cử Quốc hội

Thứ bảy, 05/03/2011 - 10:44

Ngày 4/3 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị hướng dẫn việc giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể ở Trung ương.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Internet)

Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đến năm 2014”, Thanh tra Kiên Giang đã xây dựng đề án triển khai công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Cơ quan Thanh tra tỉnh và thanh tra các huyện, thị, TP thuộc tỉnh. Để thực hiện Đề án này, bên cạnh việc củng cố lực lượng, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, Thanh tra tỉnh cùng chính quyền các địa phương và các ngành chức năng của tỉnh đã bàn sâu về vấn đề phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Theo bà Nguyễn Kim Phương, Trưởng phòng Quyền công tố Kiểm sát điều tra - Kiểm sát xét xử án tham nhũng, Viện KSND tỉnh: Việc xây dựng quy chế phối hợp là hết sức cần thiết. Trong thực tế, đa phần các vụ việc tham nhũng đều được phát hiện bởi ngành Thanh tra. Khi thanh tra phát hiện có hành vi, dấu hiệu tham nhũng thì nên để cho Cơ quan Công an, ngành Kiểm sát, Tòa án vào cuộc ngay để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Sau khi có kết luận thanh tra thì ngành Kiểm sát mới có cơ sở để xác định được dấu hiệu tham nhũng của đối tượng.

 Còn ông Trần Văn Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang cho rằng: Nhiều vụ việc, biết là bên trong có vấn đề, nhưng thiếu cơ sở pháp lý để kết luận. Đơn cử như hành vi đưa và nhận hối lộ, người đưa không bao giờ tự tố cáo mình. Vì vậy, các cơ quan chức năng, các đoàn thể quần chúng cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn tham nhũng. Để thực hiện tốt công tác PCTN cần có sự phối hợp vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Theo ông Lý Thành Giỏi, Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng: Công tác phối hợp trong PCTN là rất quan trọng. Sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan có liên quan, kể cả cấp tỉnh và cấp huyện. Tới đây tỉnh không còn Ban Chỉ đạo về PCTN mà hình thành Ban Nội chính thì sẽ có phòng theo dõi về PCTN. Vì vậy, Đề án PCTN của ngành Thanh tra cần có quy chế phối hợp cụ thể, rõ ràng giữa các ngành có liên quan để thực hiện cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác PCTN hiện nay.

Mặt trận đấu tranh PCTN rất khó khăn, phức tạp, bên cạnh yếu tố con người thì cơ chế chính sách cũng phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phải được tổ chức thực hiện nghiêm minh. Đó là hoạt động công khai tài sản, thu nhập và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Hai hoạt động trên nếu được thực hiện theo một cơ chế rõ ràng, nghiêm minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát hiện, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng.

    Thanh Hương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm