Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ghi nhận tiếng nói của đại diện người Việt Nam ở nước ngoài

Thứ năm, 17/01/2013 - 22:19

(Thanh tra) - Chiều ngày 17/1, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài góp ý vào Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Toàn cảnh hội nghị

Đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các nhà khoa học, doanh nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hiện đang làm việc, công tác và giảng dạy tại Hà Nội, đại diện cho Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, Hội đồng tư vấn về Đối ngoại - Kiều bào.

Tại hội nghị, các đại biểu đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài bày tỏ vinh dự, phấn khởi khi được tham gia lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời cho rằng, điều này đã thể hiện quyền dân chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài.

Đại diện người Việt Nam ở nước ngoài hoan nghênh việc lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đóng góp ý kiến toàn bộ Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu, chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm khẳng định, hội nghị có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Các ý kiến đóng góp của đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài thể hiện trách nhiệm tình cảm đối với quê hương, đất nước và việc sửa đổi Hiến pháp.

Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Hiện, cộng đồng người Việt Nam ở người ngoài có khoảng 4,5 triệu người đang làm ăn, sinh sống ở gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển (Bắc Mỹ, Pháp, Đức) và các nước Đông Âu, châu Á… Dòng kiều hối mỗi năm luôn tăng trưởng từ 10 - 15% dù kinh tế thế giới gặp khó khăn. Riêng năm 2012, kiều hối đạt khoảng hơn 10 tỷ USD.

Ông Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch nghề, Việt kiều Canada: Điều 19, khoản 1, Dự thảo Hiến pháp quy định “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Quy định như vậy chưa thể hiện hết ý nghĩa đóng góp của bà con Việt kiều, nên chăng cần bổ sung thêm quy định “người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật là người được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân Việt Nam”. Chúng ta có hơn 4,5 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó có khoảng hơn 350 nghìn người là đội ngũ tri thức có học hàm và học vị đang tham gia vào các cơ quan, tổ chức ở nước sở tại. Chúng ta có hơn 4.000 doanh nghiệp của Việt kiều đã và đang đầu tư về Việt Nam, và dù kinh tế thế giới đang khó khăn nhưng dòng kiều hồi luôn tăng lên. Nếu Nhà nước khích lệ, kêu gọi và thu hút sức người, sức của từ bà con Việt kiều thì thành công sẽ lớn hơn. Hãy cho họ quyền được yêu đất nước, quyền được cống hiến và quyền được trở về như những công dân Việt Nam.   Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc khóa VII, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hungary: Chúng tôi được mời tham dự góp ý về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là sự kiện rất quan trọng, chứng tỏ Nhà nước Việt Nam coi chúng tôi là một bộ phận không thể tách rời. Trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền đã đưa lên một tầm cao mới. Quyền công dân được cụ thể hóa và mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Đây là điểm tích cực trong quá trình dân chủ hóa. Tôi rất ủng hộ quy định chương về quyền con người và tâm đắc với các quy định về quyền sở hữu trị tuệ, bảo vệ môi trường. Một bước tiến lớn nữa, là bản sửa đổi Hiến pháp định rõ kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặt các thành phần kinh tế có vai trò quan trọng như nhau. Tuy nhiên, bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp cần cụ thể hóa hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nên chăng quy định thành 1 chương riêng. Hay công dân Việt Nam ở nước ngoài thì tham gia quyền bầu cử và ứng cử như thế nào cũng cần phải quy định cụ thể. Một vấn đề khác, Hiến pháp là khế ước giữa nhân dân với Nhà nước thì ý kiến của nhân dân rất quan trọng, nên cần phải quy định rõ sau khi Dự thảo Hiến pháp được Quốc hội thông qua phải trưng cầu ý dân.     Ông Bùi Định Đĩnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân   người Việt Nam ở nước ngoài: Đề nghị Ban Biên tập Soạn thảo Hiến pháp ngắn gọn, diễn đạt dễ hiểu để mọi người dân có thể nắm và thực hiện theo Hiến pháp. Ví dụ như Điều 9, 10 nói về “tổ chức chính trị” và “tổ chức chính trị - xã hội” nhưng đa số người dân chưa hiểu rõ thực tế ở nước ta hiện nay những tổ chức nào là tổ chức chính trị và tổ chức nào là tổ chức chính trị - xã hội. Khoản 2, Điều 18 “công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao nộp cho nước khác”, điều này cần nghiên cứu thêm để thực hiện được đúng Hiến pháp. Vì thực tế, có người đồng thời có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài, định cư ở nước ngoài, gia đình vợ con và tài sản ở nước ngoài, vi phạm pháp luật ở nước ngoài và trốn về Việt Nam thì sẽ xử lý thế nào? Chúng ta có giao nộp không? Điều 27, khoản 1, 2, 3 quy định về bình đẳng nam - nữ nhưng khoản 2 quy định “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”, quy định như vậy lại mâu thuẫn với các khoản khác. Bên cạnh đó, cần làm rõ và thống nhất các khái niệm để dễ thực thi như “nơi ở hợp pháp” (Điều 36); “chỗ ở hợp pháp” (Điều 37); “theo pháp luật” (Điều 11, 32, 54); “theo quy định của pháp luật” (Điều 23, 24…); “theo quy định của luật” (Điều 58…).

Ông Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch nghề, Việt kiều Canada: Điều 19, khoản 1, Dự thảo Hiến pháp quy định “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Quy định như vậy chưa thể hiện hết ý nghĩa đóng góp của bà con Việt kiều, nên chăng cần bổ sung thêm quy định “người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật là người được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân Việt Nam”. Chúng ta có hơn 4,5 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó có khoảng hơn 350 nghìn người là đội ngũ tri thức có học hàm và học vị đang tham gia vào các cơ quan, tổ chức ở nước sở tại. Chúng ta có hơn 4.000 doanh nghiệp của Việt kiều đã và đang đầu tư về Việt Nam, và dù kinh tế thế giới đang khó khăn nhưng dòng kiều hồi luôn tăng lên. Nếu Nhà nước khích lệ, kêu gọi và thu hút sức người, sức của từ bà con Việt kiều thì thành công sẽ lớn hơn. Hãy cho họ quyền được yêu đất nước, quyền được cống hiến và quyền được trở về như những công dân Việt Nam.   Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc khóa VII, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hungary: Chúng tôi được mời tham dự góp ý về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là sự kiện rất quan trọng, chứng tỏ Nhà nước Việt Nam coi chúng tôi là một bộ phận không thể tách rời. Trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền đã đưa lên một tầm cao mới. Quyền công dân được cụ thể hóa và mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Đây là điểm tích cực trong quá trình dân chủ hóa. Tôi rất ủng hộ quy định chương về quyền con người và tâm đắc với các quy định về quyền sở hữu trị tuệ, bảo vệ môi trường. Một bước tiến lớn nữa, là bản sửa đổi Hiến pháp định rõ kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặt các thành phần kinh tế có vai trò quan trọng như nhau. Tuy nhiên, bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp cần cụ thể hóa hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nên chăng quy định thành 1 chương riêng. Hay công dân Việt Nam ở nước ngoài thì tham gia quyền bầu cử và ứng cử như thế nào cũng cần phải quy định cụ thể. Một vấn đề khác, Hiến pháp là khế ước giữa nhân dân với Nhà nước thì ý kiến của nhân dân rất quan trọng, nên cần phải quy định rõ sau khi Dự thảo Hiến pháp được Quốc hội thông qua phải trưng cầu ý dân.     Ông Bùi Định Đĩnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân   người Việt Nam ở nước ngoài: Đề nghị Ban Biên tập Soạn thảo Hiến pháp ngắn gọn, diễn đạt dễ hiểu để mọi người dân có thể nắm và thực hiện theo Hiến pháp. Ví dụ như Điều 9, 10 nói về “tổ chức chính trị” và “tổ chức chính trị - xã hội” nhưng đa số người dân chưa hiểu rõ thực tế ở nước ta hiện nay những tổ chức nào là tổ chức chính trị và tổ chức nào là tổ chức chính trị - xã hội. Khoản 2, Điều 18 “công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao nộp cho nước khác”, điều này cần nghiên cứu thêm để thực hiện được đúng Hiến pháp. Vì thực tế, có người đồng thời có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài, định cư ở nước ngoài, gia đình vợ con và tài sản ở nước ngoài, vi phạm pháp luật ở nước ngoài và trốn về Việt Nam thì sẽ xử lý thế nào? Chúng ta có giao nộp không? Điều 27, khoản 1, 2, 3 quy định về bình đẳng nam - nữ nhưng khoản 2 quy định “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”, quy định như vậy lại mâu thuẫn với các khoản khác. Bên cạnh đó, cần làm rõ và thống nhất các khái niệm để dễ thực thi như “nơi ở hợp pháp” (Điều 36); “chỗ ở hợp pháp” (Điều 37); “theo pháp luật” (Điều 11, 32, 54); “theo quy định của pháp luật” (Điều 23, 24…); “theo quy định của luật” (Điều 58…).

Ông Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch nghề, Việt kiều Canada: Điều 19, khoản 1, Dự thảo Hiến pháp quy định “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Quy định như vậy chưa thể hiện hết ý nghĩa đóng góp của bà con Việt kiều, nên chăng cần bổ sung thêm quy định “người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật là người được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân Việt Nam”. Chúng ta có hơn 4,5 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó có khoảng hơn 350 nghìn người là đội ngũ tri thức có học hàm và học vị đang tham gia vào các cơ quan, tổ chức ở nước sở tại. Chúng ta có hơn 4.000 doanh nghiệp của Việt kiều đã và đang đầu tư về Việt Nam, và dù kinh tế thế giới đang khó khăn nhưng dòng kiều hồi luôn tăng lên. Nếu Nhà nước khích lệ, kêu gọi và thu hút sức người, sức của từ bà con Việt kiều thì thành công sẽ lớn hơn. Hãy cho họ quyền được yêu đất nước, quyền được cống hiến và quyền được trở về như những công dân Việt Nam.   Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc khóa VII, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hungary: Chúng tôi được mời tham dự góp ý về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là sự kiện rất quan trọng, chứng tỏ Nhà nước Việt Nam coi chúng tôi là một bộ phận không thể tách rời. Trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền đã đưa lên một tầm cao mới. Quyền công dân được cụ thể hóa và mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Đây là điểm tích cực trong quá trình dân chủ hóa. Tôi rất ủng hộ quy định chương về quyền con người và tâm đắc với các quy định về quyền sở hữu trị tuệ, bảo vệ môi trường. Một bước tiến lớn nữa, là bản sửa đổi Hiến pháp định rõ kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặt các thành phần kinh tế có vai trò quan trọng như nhau. Tuy nhiên, bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp cần cụ thể hóa hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nên chăng quy định thành 1 chương riêng. Hay công dân Việt Nam ở nước ngoài thì tham gia quyền bầu cử và ứng cử như thế nào cũng cần phải quy định cụ thể. Một vấn đề khác, Hiến pháp là khế ước giữa nhân dân với Nhà nước thì ý kiến của nhân dân rất quan trọng, nên cần phải quy định rõ sau khi Dự thảo Hiến pháp được Quốc hội thông qua phải trưng cầu ý dân.     Ông Bùi Định Đĩnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân   người Việt Nam ở nước ngoài: Đề nghị Ban Biên tập Soạn thảo Hiến pháp ngắn gọn, diễn đạt dễ hiểu để mọi người dân có thể nắm và thực hiện theo Hiến pháp. Ví dụ như Điều 9, 10 nói về “tổ chức chính trị” và “tổ chức chính trị - xã hội” nhưng đa số người dân chưa hiểu rõ thực tế ở nước ta hiện nay những tổ chức nào là tổ chức chính trị và tổ chức nào là tổ chức chính trị - xã hội. Khoản 2, Điều 18 “công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao nộp cho nước khác”, điều này cần nghiên cứu thêm để thực hiện được đúng Hiến pháp. Vì thực tế, có người đồng thời có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài, định cư ở nước ngoài, gia đình vợ con và tài sản ở nước ngoài, vi phạm pháp luật ở nước ngoài và trốn về Việt Nam thì sẽ xử lý thế nào? Chúng ta có giao nộp không? Điều 27, khoản 1, 2, 3 quy định về bình đẳng nam - nữ nhưng khoản 2 quy định “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”, quy định như vậy lại mâu thuẫn với các khoản khác. Bên cạnh đó, cần làm rõ và thống nhất các khái niệm để dễ thực thi như “nơi ở hợp pháp” (Điều 36); “chỗ ở hợp pháp” (Điều 37); “theo pháp luật” (Điều 11, 32, 54); “theo quy định của pháp luật” (Điều 23, 24…); “theo quy định của luật” (Điều 58…).


Bài, ảnh: Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm