Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 24/03/2011 - 09:56
(Thanh tra)- Sáng qua (23/3), tiếp tục ngày làm việc thứ 3 tại Hội trường, các đại biểu Quốc hội (QH) đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Thu Ba trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (PCMBN).
Đại biểu Hoàng Thị Hương (đoàn Lạng Sơn) phát biểu thảo luận tại Hội trường
Theo Báo cáo giải trình, tại kỳ họp trước, Dự thảo Luật PCMBN đã được trình QH xin ý kiến của các vị đại biểu. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo việc chỉnh lý, hoàn thiện Dự án Luật trình QH xem xét, thông qua tại kỳ họp này. Dự án Luật được chỉnh sửa gồm 8 chương, 58 điều, có 12 hành vi bị nghiêm cấm gồm: Mua bán người; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi trên; môi giới; trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi trên; lợi dụng hoạt động PCMBN để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật; cản trở việc tố giác, khai báo và xử lý hành vi trên…
Tham gia thảo luận tại Hội trường, ý kiến của các vị đại biểu QH đều cho rằng, việc ban hành Luật PCMBN là yêu cầu bức thiết và thể hiện rõ tính nhân đạo. Tuy nhiên, nội dung được nhiều đại biểu thảo luận cho ý kiến là các vấn đề về xác định nạn nhân, các chính sách hỗ trợ cho nạn nhân và các hành vi bị nghiêm cấm.
Về xử lý vi phạm (Điều 23), đại biểu Nguyễn Đình Lưu (đoàn Ninh Thuận), Danh Út (đoàn Kiên Giang) và một số ý kiến khác đề nghị không quy định việc xử lý trách nhiệm đối với người giả mạo nạn nhân mà chỉ cần quy định về việc bồi hoàn là đủ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Uỷ ban Thường vụ QH, đây là hành vi lợi dụng để chiếm đoạt khoản kinh phí hỗ trợ dành cho nạn nhân bị mua bán. Do vậy, để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành, góp phần răn đe, phòng ngừa chung. Do đó, đề nghị giữ như quy định của Dự thảo Luật.
Về tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán, có ý kiến đề nghị chỉ giao UBND cấp xã nơi nạn nhân đến khai báo tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác cho nạn nhân, còn việc hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường để họ trở về nơi cư trú thì nên giao cho cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện. Trong khi đó, một số ý kiến lại cho rằng, quy định người đến khai báo là nạn nhân nhưng chưa có tài liệu, giấy tờ xác định nạn nhân, có yêu cầu thì được hỗ trợ ban đầu, hỗ trợ tiền tàu, xe và tiền ăn trong thời gian đi đường là quá rộng và sơ hở mà cần phải được xác minh, nếu họ thực sự là nạn nhân thì mới được hưởng các chế độ hỗ trợ trên. Tuy nhiên, có đại biểu cho rằng, cần giải thích rõ thế nào là trong trường hợp cần thiết để UBND xã tiếp nhận nạn nhân, rồi kinh phí hỗ trợ nạn nhân sẽ được lấy từ đâu?.
Về vấn đề hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, đại biểu Lê Minh Hiền (đoàn Khánh Hoà) và một số đại biểu cho rằng, đa số nạn nhân bị mua bán có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên rất cần sự hỗ trợ ban đầu để họ có điều kiện sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, không phải bất cứ nạn nhân nào cũng được hỗ trợ, mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định như là người thuộc hộ nghèo, có đầy đủ giấy tờ xác nhận là nạn nhân bị mua bán, hay như các vấn đề quy định bảo mật về đời tư của các nạn nhân, chế độ người đại diện cho những nạn nhân là trẻ em, nạn nhân có vấn đề về thần kinh. Quyền được bảo mật đời tư cần bổ sung; cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật, không cung cấp hình ảnh khi chưa được sự đồng ý...
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận của các đại biểu QH, thay mặt Ban Soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã tiếp thu ý kiến và cho biết sẽ nghiên cứu để chỉnh lý, hoàn thiện dự luật để trình QH biểu quyết thông qua vào ngày 29/3 tới.
Vào buổi chiều, QH thảo luận ở tổ về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007 - 2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hôm nay (24/3), buổi sáng QH thảo luận ở tổ về Báo cáo tổng kết hoạt động của QH, các cơ quan của QH nhiệm kỳ khoá XII (2007 - 2011); buổi chiều, QH làm việc ở Hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật này.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024.
Trần Kiên
18:02 11/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (11/12), tại Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44.
Trần Quý
17:45 11/12/2024Hương Giang
17:21 11/12/2024Hương Giang
17:08 11/12/2024Hải Hà
15:38 11/12/2024Chính Bình
15:26 11/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà