Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 02/11/2012 - 09:14
Chính phủ vừa trình Quốc hội báo cáo về tình hình nợ công, định hướng vay và trả nợ công đến năm 2015. Theo đó, tổng số dư nợ công đến ngày 31/12/2011, bằng 55,4% GDP (1.391.478 tỷ đồng), giảm 1,9% so với năm 2010.
Theo kế hoạch vay và sử dụng vốn vay đến năm 2015, Chính phủ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia. - Ảnh minh họa
Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs).
Tổng số dư nợ công giảm so với năm 2010 chủ yếu là nhờ việc thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, giảm mức bội chi ngân sách nhà nước, đồng thời Quốc hội, Chính phủ đã quyết định ưu tiên bố trí một phần từ nguồn tăng thu ngân sách hàng năm để tăng chi trả nợ của Chính phủ, giảm nợ công.
Nguồn vốn vay đã và đang là nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong cơ cấu nợ công, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% tổng số dư nợ công và bằng 43,1% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% tổng số dư nợ công và bằng 11,7% GDP; nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1,0% tổng số dư nợ công và bằng 0,5% GDP.
Về cơ cấu các chủ nợ, các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28%; trong số các chủ nợ nước ngoài thì Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng Thế giới chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Á chiếm 8%, còn lại từ các chủ nợ khác.
Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có thời hạn dài với lãi suất ưu đãi (vay ODA). Các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới có thời hạn 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn, không lãi và phí quản lý là 0,75%/năm; khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và có lãi suất từ 1% -1,5%/năm; các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm.
Tuy nhiên, Chính phủ dự báo, do nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng tăng, bên cạnh đó tăng trưởng kinh tế năm 2012 dự kiến chỉ đạt khoảng 5,2 - 5,7% (kế hoạch là 6,0 - 6,5%) nên xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục. Nợ công năm 2012 ước là 1.632.309 tỷ đồng.
Chi phí vay nợ có xu hướng gia tăng, nhất là việc chuyển đổi các điều kiện vay áp dụng cho Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình; trong cơ cấu danh mục nợ công hiện tại vẫn còn có một số rủi ro.
Để tăng cường việc giám sát và kiểm soát các chỉ số giới hạn an toàn về nợ đã được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn, cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay nợ công với việc xác định hạn mức vay và các chỉ tiêu an toàn về nợ công. Bên cạnh đó, phải có các biện pháp hữu hiệu để một mặt thống nhất công tác quản lý nợ công, đồng thời tăng cường hiệu quả đầu tư, quản lý sử dụng vốn vay công.
Nợ công đến 2015 không quá 65% GDP
Về kế hoạch vay và sử dụng vốn vay đến năm 2015, Chính phủ đặt chỉ tiêu nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ) dưới 4,5% GDP.
Chính phủ dự kiến tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện chương trình đầu tư cho các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục để cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn trái phiếu giai đoạn 2011-2015 với tổng mức 225 nghìn tỷ đồng.
Chính phủ đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.
Để đảm bảo sử dụng hiệu quả và kiểm soát được nợ công, Chính phủ sẽ công khai, minh bạch thông tin về nợ thông qua chế độ báo cáo, đánh giá về tình hình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo định kỳ hoặc đột xuất phù hợp với quy định của pháp luật.
Trước mắt, Chính phủ chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh Chính phủ.
Chính phủ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.
Về mặt pháp lý, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và công cụ quản lý nợ, tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách về PPP (đối tác công tư), BOT, BTO, BT... nhằm xã hội hoá các nguồn vốn.
(Theo Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.
Văn Thanh
20:01 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình