Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 28/03/2013 - 17:52
(Thanh tra) - Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp T.Ư họp Phiên thứ 10 để thảo luận về Dự thảo Báo cáo của Ban Chỉ đạo về góp ý Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp T.Ư chủ trì phiên họp.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp thứ 10 cả Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp T.Ư. Ảnh: Hương Giang
Góp ý chung cho Dự thảo, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, Dự thảo đã kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; đã thể chế hoá những chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng về những vấn đề có liên quan đã được xác định tại các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết Hội nghị T.Ư 2 và T.Ư 5 (Khoá XI) về sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Dự thảo đã xác định rõ chế độ chính trị, bản chất Nhà nước và những nội dung yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đồng thời, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ Tổ quốc.
Các thành viên Ban Chỉ đạo bày tỏ sự nhất trí cao với qui định tại Điều 4 Dự thảo và cho rằng, qui định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Hiến pháp hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan và ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Theo các thành viên Ban Chỉ đạo, hiện nay chúng ta chưa có cơ chế giám sát hoạt động của Quốc hội và giám sát tính hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội ban hành. Hình thức kiến nghị thông qua hoạt động giám sát của các cơ quan Quốc hội chưa thực sự đem lại hiệu quả. Ngoài ra, các văn bản vi hiến chủ yếu là văn bản dưới luật chứ các luật, pháp lệnh thì “cơ hội” vi hiến là rất nhỏ, hầu như không có vì phải trải qua một qui trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra chặt chẽ nên nếu qui định như Dự thảo thì Hội đồng Hiến pháp cũng mang tính hình thức.
Nhiều ý kiến của Ban Chỉ đạo tán thành việc nghiên cứu thành lập Hội đồng Hiến pháp hoạt động thực chất, có hiệu quả trên thực tế bằng việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Hội đồng Hiến pháp như được quyền “ra quyết định tạm chỉ thi hành văn bản khi có dấu hiệu vi hiến và báo cáo Quốc hội ra quyết định nếu đó là luật”.
Các thành viên Ban Chỉ đạo cũng cho rằng, các quy định trong Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cơ bản thể hiện được yêu cầu cải cách tư pháp, khẳng định TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp; bổ sung nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị bổ sung vào Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chế định Hội đồng Tư pháp Quốc gia do Chủ tịch nước hoặc Chánh án TAND Tối cao làm Chủ tịch Hội đồng.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đề xuất, Hội đồng Tư pháp Quốc gia có chức năng bảo đảm các điều kiện cho TAND hoạt động độc lập, không chịu sự tác động bên ngoài, cũng như tháo gỡ được điểm vướng hiện nay của mô hình tòa án cấp trên quản lý hành chính tòa án cấp dưới, tạo thành hệ thống khép kín, không thể đòi hỏi tính độc lập của tòa án.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đó là những ý kiến tâm huyết, có trách nhiệm, với mong muốn góp phần hoàn thiện bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chủ tịch Nước đề nghị, Ban Thường trực tiếp thu ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo hoàn thiện báo cáo. Đối những ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung trong Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ban Thường trực khi hoàn thiện báo cáo cần có lập luận cụ thể, thấu đáo, tạo điều kiện để Ban Soạn thảo Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp thu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà