Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Yêu” sớm, kết hôn muộn

Thứ năm, 20/03/2014 - 08:08

(Thanh tra) - Có 9,5% thanh niên từng quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân, 17% QHTD sau khi lập gia đình và khoảng 44% thanh niên vị thành niên từ 14 - 25 tuổi chấp nhận QHTD trước hôn nhân.

Được đào tào nghề, có việc làm ổn định là một trong những yếu tố để đảm bảo hạnh phúc cho thanh niên khi kết hôn. Ảnh: H.O

Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giáo dục kiến thức, nhận thức tình yêu và hôn nhân trong gia đình, đặc biệt là với thanh niên trong những năm qua, nhưng còn quá nhiều thách thức mới như: QHTD sớm, không có kiến thức sức khỏe sinh sản (SKSS); ly hôn; hôn nhân cận huyết thống… vẫn cần được cả xã hội dành sự quan tâm và có giải pháp tương xứng để giải quyết.

Những năm qua, các cấp ngành đã nỗ lực thực hiện công tác giáo dục những vấn đề kiến thức, tình yêu hôn nhân và gia đình cho thanh niên và đạt được nhiều kết quả. Đa số thanh niên đã kết hôn đúng quy định của pháp luật, tiệc cưới từng bước tổ chức văn minh, tiến bộ; nhiều gia đình thanh niên được công nhận là gia đình trẻ tiêu biểu; gia đình văn hóa. Việc nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên về tình yêu, hôn nhân và gia đình và chăm sóc SKSS vị thành niên có những chuyển biến tích cực.

Tuy vậy, có không ít vấn đề được đặt ra. Hiện nay thanh niên kết hôn muộn nhưng lại QHTD (“yêu”) sớm. Theo kết quả điều tra quốc gia vị thành niên lần thứ 2: QHTD lần đầu của thanh niên Việt Nam đã sớm hơn 1,5 tuổi so với trước đây 5 năm (trung bình 18,1 tuổi). Thanh niên đô thị QHTD sớm hơn với trung bình 18 tuổi so với khu vực nông thôn trung bình 18,4 tuổi. Có 9,5% thanh niên từng QHTD trước hôn nhân, 17% QHTD sau khi lập gia đình và khoảng 44% thanh niên vị thành niên từ 14 - 25 chấp nhận QHTD trước hôn nhân. Nguy hiểm hơn tỷ lệ phá thai tuổi vị thành niên chiếm tới 20% tổng số ca phá thai ở Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia xã hội học, nguyên nhân chủ yếu là thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết và những kĩ năng chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục (SKTD). Những ưu tiên cho nhóm tuổi thanh niên, vị thành niên về nhu cầu kế hoạch hóa gia đình/biện pháp tránh thai chưa nhiều. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe đặc biệt dành cho vị thành niên còn hạn chế.

Đáng lo ngại hơn, tình trạng kết hôn cận huyết thống ở các dân tộc thiểu số vẫn còn ở tỷ lệ khá cao với 10%, thậm chí tỷ lệ tảo hôn còn ở mức 50%. Còn tình trạng ly hôn của gia đình trẻ cả nước đang báo động với tỷ lệ từ 31 - 40% - nghĩa là 3 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn (nghiên cứu của TS Nguyễn Minh Hòa, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh). Đó là hàng loạt những vấn đề đặt ra cho công tác vun đắp hạnh phúc gia đình Việt Nam nói chung và gia đình trẻ nói riêng.

Tuyên truyền, giáo dục hạnh phúc, hôn nhân với thanh niên bằng các chương trình giao lưu, nghệ thuật là một biện pháp hiệu quả. Ảnh: H.O

Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đưa ra chỉ tiêu đến năm cuối giai đoạn có ít nhất 80% thanh niên được trang bị kỹ năng sống, kiến thức bình đẳng giới, SKSS, xây dựng gia đình và nhiều nội dung quan trọng khác trong Chiến lược Dân số và SKSS cùng giai đoạn.

Để đạt được những mục tiêu này, các chuyên gia cho rằng phải tính toán đến tác động của bối cảnh hội nhập quốc tế và việc ảnh hưởng đến hôn nhân và gia đình bởi vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài gia tăng cùng với nhiều nảy sinh, nguồn lực ưu tiên cho vấn đề hôn nhân, gia đình, chăm sóc SKSS...

Theo các chuyên gia Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giải pháp hàng đầu để giải quyết vấn đề hôn nhân và gia đình trong thanh niên là tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông cho vị thành niên về vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình và SKSS/SKTD với 3 mức độ về nhận thức, kiến thức đó là: Củng cố vững chắc những kiến thức, hiểu biết đã có; trang bị thêm kiến thức và tăng cường khả năng thực hành về chăm sóc SKSS. Đồng thời, gia tăng khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD cho vị thành niên một cách thuận lợi, thân thiện, ưu tiên vùng khó khăn.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng để tuyên truyền, giáo dục tốt thì đội ngũ làm công tác này trước hết phải được đào tạo, bồi dưỡng bài bản để cách tiếp cập, kĩ năng giao tiếp, ứng xử về cả tuyên truyền, giáo dục, dịch vụ SKSS một cách phù hợp nhất, đặc biệt là đẩy mạnh các mô hình mới truyên truyền giáo dục hiệu quả qua các cuộc giao lưu cởi mở, trò chơi truyền hình, hay âm nhạc, nghệ thuật - những lĩnh vực mà giới trẻ có nhiều quan tâm.

“Cùng với đó, cần hoàn thành, xây dựng chính sách liên quan đến truyền thông, giáo dục về tình yêu, hôn nhân và gia đình và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh niên/vị thành niên. Chú trọng xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia chủ động của thanh thiếu niên đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương. Trong đó, vai trò của Đoàn Thanh niên cơ sở là cầu nối quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này” - một Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khẳng định. 

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm