Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 01/02/2014 - 13:28
(Thanh tra) - Khu vực tư nhân đang chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phục hồi và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Vai trò này sẽ được phát huy nếu các doanh nghiệp tư nhân được quan tâm phát triển hơn nữa...
Phục hồi tăng trưởng và vấn đề đặt ra
Kinh tế Việt Nam từng được coi là nền kinh tế có tăng trưởng GDP thuộc nhóm đứng đầu thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt 7,6%. Tuy nhiên, dưới tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, giai đoạn 2008 - 2011, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt bình quân 6%. Thậm chí, năm 2012 chỉ là 5,03%, thấp hơn cả mức 5,32% năm 2009, là năm chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Nếu trước khủng hoảng tài chính 2008, tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn cao hơn của châu Á, thì từ 2009 tới nay, đã có diễn biến theo chiều ngược lại. Điều này cho thấy, khả năng phục hồi của kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng là kém hơn các quốc gia khác, và Việt Nam đang có vấn đề về chất lượng tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua.
TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI nói, một trong những nguyên nhân theo đánh giá của WB là, thời gian vừa qua các cấu phần tổng cầu của GDP, trừ xuất khẩu ròng, đều tăng chậm. Tiêu dùng cá nhân và đầu tư vốn chiếm trên 90% GDP đã giảm mạnh. Năm 2012, tiêu dùng cá nhân tăng 3,5% trong khi đầu tư chỉ tăng có 1,9% so với mức tăng 5,3% năm 2009 và 9,8% năm 2010. Xuất khẩu ròng ở mức dương trong năm 2012 do kết quả xuất khẩu tốt và tăng trưởng nhập khẩu chậm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 18,2% trong năm 2012, chủ yếu do tăng mạnh của khu vực FDI. Tăng trưởng tiêu dùng giảm và đầu tư đình trệ dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng ở mức khiêm tốn, 6,6% trong năm 2012.
Tuy nhiên, theo WB, một trong những dấu hiệu lo ngại là sự suy giảm đều đặn và toàn diện tỷ trọng đầu tư. Dự tính tổng đầu tư Quý I/2013 chiếm 29,6% GDP, thấp hơn gần 13 điểm phần trăm so với mức đỉnh 2007. Trong khi mức tăng đầu tư của năm 2007 trên 40%, đã không đảm bảo tính bền vững và cũng không được mong đợi thì việc giảm gần 10 điểm phần trăm trong thời gian 3 năm dường như quá nhanh và bất ngờ. Một số khoản đầu tư khu vực DNNN giảm sút do tác động của chính sách kích cầu giai đoạn 2009-2010. Tuy nhiên, đáng lo ngại là tỷ lệ đầu tư của khu vực DNTN giảm sút do bị ảnh hưởng bởi giảm cầu nội địa, tăng lãi suất và tăng trưởng tín dụng chậm trong suốt hai năm qua.
Như vậy, để phục hồi tăng trưởng với sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân, có ít nhất 2 vấn đề cần phải giải quyết: (1) Nâng cao chất lượng tăng trưởng với sự tham gia của tất cả các khu vực kinh tế trong đó có khu vực tư nhân, (2) Thúc đẩy đầu tư từ khu vực này.
Tăng trưởng và vai trò của khu vực tư nhân
Tính đến thời điểm 01/4/2012, cả nước có gần 342 nghìn DN thu hút 10,9 triệu lao động. Loại hình kinh tế tập thể - hợp tác xã có 13,6 nghìn, và 4,6 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông lâm nghiệp, thủy sản thu hút 35% lượng lao động trong các đơn vị kinh tế hành chính sự nghiệp... Khu vực này tuy đóng góp vào GDP khiêm tốn, nhưng lại có ý nghĩa xã hội lớn là tạo doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội, góp tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Dù Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trước khủng hoảng, nhưng tăng trưởng này chủ yếu dựa vào vốn, trong khi đóng góp của yếu tố là lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) thì rất thấp. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế những năm gần đây dao động từ 12% - 20%, nhưng tỷ trọng đóng góp của TFP chỉ tăng khoảng 2,14% trong giai đoạn 2006 - 2012.
Trong khi đó, nguồn lực tăng trưởng là lao động còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ khoảng 25%. Chính thực trạng này mà các DN FDI chỉ hướng tới tận dụng nguồn lao động rẻ, mà chưa hướng tới các lao động có trình độ, làm ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Thế nhưng, nếu như gần đây vấn đề tái cơ cấu kinh tế được đề cập nhiều, thì cấu phần hiệu quả kinh tế, và năng lực cạnh tranh có vẻ như đang bị xao nhãng.
Nhìn từ góc độ “hiệu quả kinh tế” thấy, DN khu vực tư nhân quy mô quá nhỏ, đó là chưa kể hàng triệu hộ kinh doanh cá thể đang làm cho khu vực phi chính thức ngày càng bị phình ra. Tất cả không đủ lớn để kinh doanh hiệu quả, các DN khu vực tư nhân phải đối mặt với rất nhiều vấn đề để có thể đóng góp cho tăng trưởng chất lượng, nhất là cạnh phát triển bền vững.
Những giải pháp được Chính phủ thực hiện trong thời gian qua (Nghị quyết 02/2013) và việc Quốc hội hạ thuế suất thuế TNDN xuống còn 20% với DNNVV và 10% với DN tham gia đầu tư, bán hoặc cho thuê nhà ở xã hội đã góp phần tháo gỡ một số khó khăn cho các DN, nhưng những dấu hiệu phục hồi chưa rõ rệt. Tổng số DN giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 là 26.324. Theo Tổng cục thuế, trong 9 tháng đầu năm 2013, có tới 66% số DN báo lỗ, giảm so với mức 69% của năm 2013. Chi phí lãi vay cao, môi trường kinh doanh không thuận lợi và hàng tồn kho cao thường được nêu là các lý do chính dẫn đến nhiều DN phải đóng cửa hoặc giải thể, và số này chủ yếu là ở khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013 đã có 38.908 DN thành lập mới với vốn đăng ký gần 194.000 tỷ đồng. Điều rất đáng chú ý là trong 9 tháng đầu 2013, thu thuế từ khu vực DNNN chỉ bằng 98% cùng kỳ. Trong khi đó, thu của DN FDI tăng tới 30%, và khu vực ngoài quốc doanh tăng 18%. Bên cạnh đó, có khoảng 10.649 DN tái hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2013. Như vậy có thể nói, vẫn có dư địa để khu vực tư nhân tăng trưởng mạnh và đóng góp cho phục hồi tăng trưởng. Vấn đề còn lại là phải tiếp tục làm gì để những “mầm non” này tiếp tục phát triển và vươn lên mạnh mẽ.
Nhìn từ góc độ “năng lực cạnh tranh”, khác với DNNN, quá trình tái cấu trúc DN tư nhân là quá trình tự thân. Và quá trình này chỉ có thể thành công nếu như Nhà nước với vai trò là “Bà đỡ” cũng cần đưa ra những định hướng ưu tiên phát triển, chính sách hỗ trợ, cho khu vực này để họ tìm được cơ hội kinh doanh tốt và có điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển vào những ngành, lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao và bền vững.
Năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam phải được cải thiện một cách mạnh mẽ để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng. Việt Nam hiện đang thực hiện chiến lược phát triển theo hướng xuất khẩu. Một số sản phẩm của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, thậm chí nằm trong nhóm những nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhất như các sản phẩm nông sản (là gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu,...), hoặc là cũng có vị trí đáng kể trên bản đồ thương mại quốc tế như may mặc, giầy dép hay sản phẩm điện tử... Tuy, giá trị xuất khẩu của những mặt hàng này cao, nhưng giá trị gia tăng của những sản phẩm này thường thấp, vì hoặc là xuất khẩu thô, hoặc chỉ là lắp ráp từ nguyên liệu nhập khẩu.
Có thể nói, việc đầu tư của các DN khu vực tư nhân vào sản xuất hàng xuất khẩu mới chủ yếu tập trung vào đổi mới thiết bị phục vụ gia công, mà chưa quan tâm đầy đủ đến việc nghiên cứu đổi mới công nghệ để tạo ra các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao. Cho đến nay, nguồn vốn cho việc này hoàn toàn có thể dựa huy động từ các ngân hàng. Thế nhưng, theo điều tra của VCCI, 6 tháng đầu năm 2013, 54% DN trong diện điều tra có nhu cầu vay vốn của ngân hàng nhằm thực hiện phương án kinh doanh mới, nhưng chỉ 41 % trong số này được đáp ứng. Lý do được giải thích là do lãi suất quá cao, không có tài sản thế chấp; thủ tục phức tạp, chi phí giao dịch cao, DN có nợ xấu... Bên cạnh đó, khó khăn về lãi suất và các điều kiện khác đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của DN vẫn còn tiếp diễn.
Thực trạng nêu trên về tiếp cận tín dụng của khu vực tư nhân và tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2013 cũng cho thấy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ khu vực này và nâng cao năng lực cạnh tranh, các TCTD cần phải quan tâm hơn nữa đến khách hàng, nhất là khách hàng DN, DN có quy mô nhỏ, phát triển các loại hình dịch vụ khác.
Nhìn chung, với tính rủi ro cao, điều hiển nhiên là các dự án đầu tư vào nghiên cứu công nghệ, rất khó có thể tiếp cận được vốn của ngân hàng, nếu như không muốn nói là không thể tiếp cận được. Chính vì vậy, mà ở nhiều nước đã hình thành nên hệ thống các quỹ đầu tư để góp vốn vào các DNTN theo từng giai đoạn phát triển với mục tiêu đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, mức độ tham gia của đầu tư công và của các quỹ tư nhân có thể khác nhau, nhưng rõ ràng, sự thành công ở DN này sẽ bù đắp rủi ro ở các DN khác.
Ở Việt Nam, hoạt động của một số quỹ đầu tư đã bắt đầu phát triển mạnh, đặc biệt là từ khi thị trường chứng khoán ra đời. Tuy nhiên, số lượng các quỹ đầu tư này chưa nhiều so với nhu cầu phát triển, trong lúc chúng ta đang rất cần nuôi dưỡng các DNTN đang được hình thành dựa vào công nghệ, nên trong giai đoạn đầu, vẫn cần một sự đồng hành giữa các quỹ đầu tư của nhà nước và quỹ đầu tư tư nhân cho hoạt động đổi mới, sáng tạo, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Như vậy, bên cạnh việc tái cấu trúc các DNNN, cũng cần có chính sách tạo cơ hội cho các DNTN phát triển.
Tóm lại, khu vực tư nhân đang chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phục hồi và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Vai trò này sẽ được phát huy nếu các DN khu vực này được quan tâm phát triển ở ba góc độ về hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh và tái cơ cấu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên