Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/07/2011 - 09:54
(Thanh tra)- Trái với lo ngại rằng, thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật Bản sẽ sụt giảm sau thiệt hại của động đất, sóng thần hồi đầu tháng 3/2011, thị trường này lại bất ngờ trở nên sôi động. Nếu như 3 tháng đầu năm, trung bình, cả nước chỉ có hơn 200 lao động sang Nhật Bản làm việc mỗi tháng, thì trong tháng 4, đã có tới gần 600 người và tháng 5 là gần 500 người xuất cảnh sang thị trường này làm việc. Nhật Bản vẫn tiếp tục là thị trường lao động hấp dẫn đối với người lao động, bởi nhu cầu nhiều và mức lương khá cao…
Tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản học trong lĩnh vực công nghệ cao (theo chương trình IMM Japan)
Trong tháng 6 và 7/2011, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã thẩm định và chấp nhận một lượng lớn hợp đồng của các doanh nghiệp đưa lao động sang Nhật Bản làm việc, chiếm tới hơn 70% lượng hợp đồng XKLĐ ở nước ngoài được các doanh nghiệp trình lên. Trong đó, Cty Airserco tuyển 200 lao động, Cty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LOD) tuyển 300 lao động sang Nhật Bản làm các ngành nghề: Cơ khí, sửa chữa đóng tàu, chế biến nông sản.
Theo Chương trình Hợp tác tu nghiệp sinh giữa 2 nước, khi sang Nhật Bản làm việc, người lao động Việt Nam không phải đóng phí đặt cọc, mà chỉ mất chi phí làm hộ chiếu, lệ phí visa, khám sức khỏe. Theo quy định, chi phí tối đa mà người lao động phải trả để được sang Nhật Bản làm việc không được quá 1 tháng lương (khoảng 1.000 USD/tháng/người). Bên cạnh đó, vé máy bay, chỗ ở được hỗ trợ miễn phí toàn bộ. Trong thời gian 3 năm tu nghiệp tại Nhật Bản, người lao động được hưởng trợ cấp tu nghiệp trong năm đầu khoảng 800 - 1.000 USD/tháng; từ năm thứ hai, được trả lương theo hợp đồng ký với Cty tiếp nhận, với mức lương khoảng 1.000 - 1.500 USD/tháng (chưa kể tiền làm thêm ngoài giờ). Sau khi hoàn thành 3 năm tu nghiệp về nước, Cơ quan Phát triển Nguồn nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) sẽ hỗ trợ mỗi tu nghiệp sinh 600.000 yên (khoảng 6.000 USD) để làm vốn.
Hơn thế, theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, IMM Japan đã lên kế hoạch nới lỏng các quy chế liên quan đến tiếp nhận người lao động có tay nghề, hay còn gọi là tu nghiệp sinh Việt Nam. Từ năm 2006 - 2010, hàng năm cơ quan này tiếp nhận từ 100 - 200 tu nghiệp sinh Việt Nam với độ tuổi quy định là từ 25 tuổi trở xuống, sang Nhật Bản làm việc với kỳ hạn 3 năm. Tuy nhiên, theo kế hoạch mới, từ tháng 7 này, độ tuổi quy định được nâng lên 30 tuổi và con số tiếp nhận sẽ là khoảng 300 người/năm theo đề nghị từ phía Việt Nam.
Đặc biệt, IMM Japan đang lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho Nhà máy Điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam dự kiến sẽ được xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay, IMM Japan đang lựa chọn các nhà máy điện nguyên tử tại Nhật Bản để làm đối tác cho chương trình này. Về số lượng đào tạo, cơ quan này dự định sẽ tiếp nhận hàng năm khoảng 1.000 lao động từ Ninh Thuận, nhưng sẽ dựa vào điều kiện cụ thể của từng giai đoạn để đưa ra con số cụ thể. Cùng với việc Chính phủ Nhật Bản quyết định tiếp nhận y tá, điều dưỡng viên Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, IMM Japan giúp Việt Nam đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nguyên tử được coi là tin vui cho ngành XKLĐ Việt Nam trong việc thâm nhập và khai thác thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất khó tính này.
Điều đáng mừng là, số hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc tại Nhật Bản đăng ký đang tăng cao so với trước. Các doanh nghiệp phái cử cũng cho biết, họ ký kết được nhiều đơn hàng với các điều khoản có lợi cho người lao động. Các ngành nghề đang cần lao động Việt Nam nhiều nhất là cơ khí, may mặc, điện tử, đóng tàu... Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam Nguyễn Lương Trào nhận định, thị trường lao động Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ ổn định từ nay đến hết năm, nhu cầu tiếp nhận lao động của phía bạn vẫn tiếp tục được duy trì ở mức ổn định, khả quan.
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên