Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra xem có đúng quy trình chứ không phải xem đấy là con ai

Chủ nhật, 18/10/2015 - 15:31

(Thanh tra) - Trước dư luận về nhiều cán bộ dưới 40 tuổi được bổ nhiệm vào những vị trí chủ chốt, được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ một số địa phương vừa qua, trao đổi với với báo chí sau cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ sáng nay (18/10), Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, Bộ thanh tra, kiểm tra là để xem việc bổ nhiệm có đúng quy trình, quy định, lực chọn đúng người đủ phẩm chất, năng lực không… chứ không phải xem đấy là con ai vì như vậy là thiên kiến.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, đâu phải cứ “con ông cháu cha” mới được bổ nhiệm. Ảnh: Thảo Nguyên

“Trẻ hóa” cán bộ quản lý là điều đáng mừng

Thứ trưởng nói, “trẻ hóa” đội ngũ cán bộ quản lý là điều đáng mừng. Điều này cho thấy có Đảng, Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn trong việc đào tạo những người có kiến thức, năng lực tham gia bộ máy Đảng, Nhà nước. Cần lưu ý trẻ không căn cứ vào tuổi mà phải trẻ về tư duy, luôn đổi mới để đáp ứng thực tiễn, trẻ về tác phong, lề lối làm việc. 

Bên cạnh đó, cán bộ phải có trải nghiệm, kinh nghiệm công tác chứ không phải “trẻ hóa” cán bộ là vừa ra trường đã bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý. Cũng cần thêm rằng, nên có cái nhìn khách quan, có niềm tin đối với các trường hợp cán bộ trẻ được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý chứ không nên nghi ngờ.

+ Dự luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn việc bổ nhiệm cán bộ trẻ phải chăng do họ đa phần thuộc diện “con ông cháu cha”?

- Phải có cái nhìn toàn diện về việc bổ nhiệm cán bộ. Như ở Quảng Nam, trong số 176 người được bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp sở thì rất nhiều người dưới 40, thuộc nhiều thành phần khác nhau. Đâu phải cứ “con ông cháu cha” mới được bổ nhiệm. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào truyền thông trong việc tuyên truyền để dư luận có cách hiểu đúng đắn, toàn diện.

+ Trường hợp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, Bộ Nội vụ đã kiểm tra và khẳng định đúng qui trình, song về quy định tiêu chuẩn lãnh đạo quản lý thì tân Giám đốc trẻ tuổi này có đảm bảo?

- Qua kiểm tra việc bổ nhiệm cho thấy, ông Bảo đáp ứng các tiêu chuẩn để bổ nhiệm như đã đạt ngạch chuyên viên chính, được đào tạo đúng chuyên ngành, thời gian công tác, kinh nghiệm  cơ sở… và việc bổ nhiệm là đúng quy trình.

+ Vậy làm sao để khẳng định “đạt ngạch chuyên viên chính khi chưa sát hạch” như trường hợp của ông Bảo? Liệu đây có phải kẽ hở trong quy định pháp luật hiện hành?

- Đạt ngạch chuyên viên chính khác với bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính. Để được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính thì phải qua kỳ thi sát hạch cạnh tranh theo quy định của pháp luật. 

Nhưng đạt ngạch chuyên viên chính thì chỉ cần đã học qua các lớp về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính, có thời gian công tác 5 năm, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực, ngành, khả năng sử dụng máy tính và ngoại ngữ trong giao tiếp. Trong trường hợp của ông Bảo, đã đủ các điều kiện để đạt ngạch chuyên viên chính. 

Sẽ “nâng điều kiện”đối với chức danh lãnh đạo quản lý

+ Như vậy tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giám đốc sở và tương đương không nhất thiết phải là chuyên viên chính?

- Quy định hiện hành thì đúng vậy. Tuy nhiên, trong dự thảo nghị định về tiêu chuẩn lãnh đạo quản lý mà Bộ đang dự thảo để trình Chính phủ thì có nâng lên với quy định rõ “phải được bổ nhiệm vào một ngạch nhất định” tương ứng với vị trí được bổ nhiệm. 

Theo đó, nếu muốn bổ nhiệm giám đốc sở thì đã phải được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính. Như vậy để khẳng định, cán bộ phải rất giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ thì mới có thể đảm nhiệm vị trí hướng dẫn, kiểm tra khi được bổ nhiệm. 

+ Qui định này là “nâng điều kiện” đối với các chức danh lãnh đạo quản lý?

- Căn cứ để quy định này là vì mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, phấn đấu đạt nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, năng  động và hiệu quả. 

Để đạt tính hiệu quả của hoạt động công vụ thì một trong các yêu cầu đối với mỗi cán bộ trước khi thành  lãnh đạo, quản lý thì phải vững vàng chuyên môn, nghiệp vụ ở mức độ nhất  định. 

- Khi dư luận ì xèo về việc các “con nhà nòi” được bổ nhiệm, đưa vào những vị trí chủ chốt, Bộ có thanh tra, kiểm tra hay không, thưa ông?

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về công tác  cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng. Bộ Nội vụ có thanh tra thường xuyên hàng năm và thanh tra đột xuất khi có vấn đề xảy ra (như việc bổ nhiệm  lãnh đạo cấp sở, cấp huyện vừa qua khiến dư luận quan tâm) để đảm bảo công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực tổ chức bộ máy, quản lý công chức, viên chức… 

Thanh tra, kiểm tra là để xem việc bổ nhiệm có đúng quy trình, quy định, lực chọn đúng người đủ phẩm chất, năng lực không… chứ không phải xem đấy là con ai vì như vậy là thiên kiến.

+ Nếu so sánh với vị trí “bấp bênh” của 600 tri thức trẻ sau khi Đề án kết thúc, dư luận càng cho rằng chỉ “con ông cháu cha” mới được bổ nhiệm khi tuổi còn trẻ?

+ Theo như báo cáo của Vụ Thanh niên, Bộ Nội vụ thì tất cả 600 đội viên của Đề án thì đều đưa vào qui hoạch vào những vị trí cao hơn, có vị trí công tác, được địa phương ghi nhận và đánh giá cao. Khi Đề án kết thúc thì sẽ căn cứ vào năng lực, sở trường, cống hiến, quá trình rèn luyên, biểu hiện của các cán bộ trẻ này để xem xét đưa về làm việc ở các cơ quan cấp huyện trở lên nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn. 

Bộ Nội vụ vẫn thường xuyên theo dõi và đảm bảo quyền lợi về chính sách, chế độ cho các  đội viên. Đây là một Đề án có kết quả và hiệu quả.

+ Xin cám ơn ông!

Cắt hợp đồng cần cân nhắc, bảo đảm quyền lợi của viên chức Mới đây, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) ra thông báo “cắt” hợp đồng lao động đối với 185 giáo viên mần non. Tại Hà Tĩnh, hơn 200 giáo viên mần non của thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh cũng “bỗng dưng mất việc”. Điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống gây, tâm lý hoang mang đối với giáo viên. Đáng nói, lại xuất hiện “cò chạy công chức” để có xuất dạy tại các đơn vị này. Toàn cảnh buổi họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ. Ảnh: Thảo Nguyên Tại buổi họp báo, bà Lê Minh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ công chức, viên chức cho biết, đây là hiện tượng tương đối phổ biến và Bộ Nội vụ đã có văn bản yêu cầu các địa phương dần khắc phục nhưng một số địa phương thì chưa thực hiện đầy đủ, vẫn còn nhiều địa phương duy trì các hợp đồng lao động viên chức ngắn hạn. Vụ việc ở Sóc Sơn và Kỳ Anh là trách nhiệm của Sở Nội vụ và UBND huyện, thị xã do không thực hiện đầy đủ thẩm quyền được giao khi ký hợp đồng lao động làm việc chuyên môn khi đã được giao biên chế. Nhấn mạnh việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với viên chức là chuyện bình thường, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn lưu ý, cần cân nhắc, bảo đảm quyền lợi của viên chức Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, để thực hiện tinh giảm biên chế, giải pháp mấu chốt là xác định thẩm quyền người đứng đầu và nguyên tắc “ra 2 vào 1” (chỉ được tuyển dụng 50% số lượng tinh giản biên chế và nghỉ) trong tuyển dụng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có kế hoạch xác định rõ chỉ tiêu, tỷ lệ tinh giản biên chế, tối thiểu là 10%. Những địa phương đã sử dụng biên chế vượt quá số lượng được giao phải có thêm phương án điều chỉnh số biên chế tăng thêm, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý biên chế.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm