Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/03/2013 - 16:14
(Thanh tra)- Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Điều 187 của Bộ luật Lao động (sửa đổi) về tuổi nghỉ hưu của người lao động thì tuổi nghỉ hưu của lao động nữ không chỉ giới hạn ở 55 tuổi như hiện nay mà có thể kéo dài lên 60 tuổi. Vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Một số ý kiến cho rằng, lao động chân tay cần cho nghỉ theo quy định cũ. Ảnh: Hà Linh
Theo quy định mới của Bộ luật Lao động, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi. Các đối tượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, lao động làm quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhưng không quá 5 năm so với quy định. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các bộ, ngành vẫn đang trong quá trình xây dựng Nghị định hướng dẫn thực hiện quy định trên.
Nhiều ý kiến cho rằng, với khoản 3, Điều 187 Bộ luật Lao động về kéo dài tuổi nghỉ hưu cho người lao động nên thực hiện trước đối với lao động nữ.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng: “Quan trọng là tăng tuổi nghỉ hưu, lao động nữ sẽ có khả năng cống hiến. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước sẽ tận dụng được nguồn lao động có chuyên môn, kỹ thuật, chất lượng cao để phục vụ xây dựng đất nước".
Theo Vụ BHXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), hiện tuổi nghỉ hưu thấp, trong khi đó tuổi thọ bình quân tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian đóng BHXH ngắn, nhưng hưởng BHXH dài, gây áp lực cho quỹ. Vì vậy, Dự thảo Nghị định sẽ xem xét quy định kéo dài thời gian làm việc với 3 nhóm đối tượng lao động nữ: Người làm công tác quản lý; người quản lý Cty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu... Mục tiêu kéo dài thời gian nghỉ hưu là nhằm cân đối quỹ BHXH và tận dụng lao động có chất lượng, tay nghề cao, có kinh nghiệm trong công tác quản lý.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ lên 60 tuổi có thể sẽ ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lớp trẻ. Theo ông Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, Bộ Y tế, hiện nay có tình trạng lao động nữ đã nghỉ hưu nhưng lại chưa đủ tuổi gia nhập hội người cao tuổi. Theo luật, người cao tuổi ở Việt Nam tính từ 60 tuổi trở lên, trong khi đó, tuổi nghỉ hưu quy định với lao động nữ là 55. Vậy sau nghỉ hưu, lao động phải chờ tận 5 năm (đủ 60 tuổi) mới được xếp vào người cao tuổi. Đây là một bất cập.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tăng tuổi nghỉ hưu cho những người có trình độ chuyên môn cao là hợp lý, sẽ hạn chế được tình trạng lãng phí và “chảy máu” chất xám. Bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, độ tuổi 50 - 60 hoặc cao hơn nữa mới đạt đến độ “chín” của nghề.
Theo TS Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, “việc nên hay không kéo dài tuổi hưu với từng nhóm lao động nên căn cứ vào môi trường và điều kiện làm việc. Bởi thực tế, lao động làm việc trực tiếp trong môi trường nặng nhọc, độc hại, lao động cơ bắp thì có nhu cầu nghỉ hưu sớm. Còn, những lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp có môi trường làm việc tương đối tốt nên đa số muốn tăng tuổi nghỉ hưu”.
Bà Louise Chambelain, Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, nữ giới giữ vai trò tham gia có phần khiêm tốn trong quá trình ra quyết định ở tất cả các cấp. Nữ giới đảm nhiệm khoảng 9 - 12% vị trí vụ trưởng, 24% trong Quốc hội và 25% các vị trí của Hội đồng nhân dân. Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ tối thiểu 35% nữ giới tham gia chính trị vào năm 2016. Sự phân biệt về tuổi nghỉ hưu cũng là một trong những rào cản đối với nữ giới khi phấn đấu thành lãnh đạo. Hệ thống hiện nay hạn chế các cơ hội thăng tiến, đề bạt, tiếp cận với đào tạo và phát triển đối với nữ giới, buộc họ phải dừng sự nghiệp, trong khi các đồng nghiệp nam vẫn tiếp tục tiến tới đỉnh cao công việc.
Một số ý kiến cũng cho rằng, tăng tuổi nghỉ hưu cần thực hiện theo từng bước, bước đầu chỉ tăng 2 tuổi sau đó điều chỉnh tăng dần. Những lao động chân tay phải cho nghỉ theo quy định cũ, những người lao động trí óc cần tăng tuổi nghỉ hưu.
Hà Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền