Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng sức hấp dẫn cho mây tre đan Phú Vinh

Thứ năm, 27/06/2013 - 12:36

(Thanh tra)- Trong lúc thị trường sản phẩm của nhiều làng nghề gặp khó khăn thì mây tre đan Phú Vinh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn có sức hấp dẫn với thị trường ngoại, nhờ tập trung đầu tư chiều sâu với nhiều bước đột phá trong cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm làng nghề mây tre đan Phú Vinh. Ảnh: Tràng An

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hạ tầng nông nghiệp (CASRAD), 80% số hộ gia đình ở Phú Nghĩa làm nghề mây tre đan. Phần lớn họ vừa làm mây tre đan vừa trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực. Các sản phẩm từ mặt hàng mây tre đan chủ yếu để xuất khẩu.

Mặc dù, còn không ít khó khăn, nhưng nghề mây tre đan vẫn mang lại thu nhập thường xuyên và góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Với giá nhân công từ 60.000 - 100.000 đồng/ngày, nghề mây tre đan đang tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 80% của tổng số 2.400 hộ dân toàn xã. Trung bình, mỗi hộ gia đình có thu nhập khoảng 3 - 5 triệu đồng/tháng từ sản xuất sản phẩm.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề mây tre đan Phú Vinh cho biết, trước đây sản phẩm mây tre đan mỹ nghệ chủ yếu dùng làm đồ trang trí, lưu niệm, thì nay, người thợ làng Phú Vinh đã sáng tạo, nâng cao tính ứng dụng cho sản phẩm để bắt kịp nhu cầu mới của thị trường như: Đèn ngủ, đèn chùm, lọ hoa, bàn ghế, khay đựng hoa quả, khung tranh, khung ảnh...

Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Trung còn nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật đan tranh từ mây, tre. Kĩ thuật này đòi hỏi phải đầu tư nhiều chất xám, sự sáng tạo và thời gian công sức. Vì thế, giá trị từng sản phẩm cũng cao hơn gấp nhiều lần so với những sản phẩm mây tre đan ứng dụng thông thường. Bằng chứng là bức tranh chân dung Bác Hồ khổ 1,6 × 1,4m vừa được bán cho một đơn vị của huyện Chương Mỹ với giá 70 triệu đồng hồi đầu tháng 5/2013. Hiện, 300 bức tranh đủ kích cỡ và dự kiến tiếp tục sản xuất.

Các nghệ nhân cao niên trong làng nghề chia sẻ, nghề mây tre đan cần lưu giữ kỹ thuật xử lý nguyên liệu theo cách truyền thống. Đó là, luộc chín nan tre, mây, giang để làm giảm lượng đường glucozo hay lên màu tự nhiên cho nan bằng cách ngâm dưới bùn đen tạo màu đen, chế các loại lá cây tạo màu xanh, hun khói rơm để tạo màu nâu óng ả... Các "bí quyết" làng nghề này đã giúp làm tăng tính độc đáo cho sản phẩm. Vì vậy, dù có hỗ trợ tích cực đến mấy của máy móc cũng không thay thế được. Chính những nét riêng, độc đáo này đã tạo nên sức hấp dẫn bền bỉ của mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại hầu khắp các thị trường nhập khẩu. Đó cũng là cơ sở vững chắc để bảo tồn và phát triển làng nghề mây tre đan Phú Vinh.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm