Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Siết” quản trị tài nguyên khoáng sản

Thứ ba, 08/10/2013 - 22:20

(Thanh tra) - Hệ thống luật pháp không hoàn chỉnh và trách nhiệm cá nhân không rõ ràng dẫn đến nhà nước không kiểm soát được sản lượng khai thác khoáng sản thực tế, cũng như không kiểm soát được nguồn thu ngân sách từ thuế tài nguyên khiến cho khoáng sản bị “chảy máu”….

Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản đang bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Ảnh: Thảo Nguyên

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt Nam đang ở đâu?”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hôm nay (8/10), tại Hà Nội.

Quy hoạch chồng quy hoạch

Theo thống kê của Bộ TN&MT, tính đến tháng 5/2013, có 79 giấy phép thăm dò khai thác khoáng sản do Bộ TN&MT cấp và 503 giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan Trung ương cấp còn đang hoạt động. 

Ngoài ra, có trên 4.200 giấy phép khai thác khoáng sản (chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường) do UBND các tỉnh, thành phố đang hoạt động trên cả nước.

Nhưng đến nay, Chính phủ mới ban hành được hai Nghị định (quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản), chưa có hướng dẫn mức thu, phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dù Luật Khoáng sản 2010 đã có hiệu lực thi hành hơn 2 năm với nhiều quy định mới trong cấp phép hoạt động khoáng sản.

Ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản, Tổng cục Địa chất - Khoáng sản (Bộ TN&MT) thừa nhận: Công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản còn một số hạn chế, bất cập. Hầu hết các quy hoạch (trừ quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu xi măng) chỉ nêu tên mỏ, khu vực mỏ hoặc đại doanh có mỏ đưa vào quy hoạch mà không có tọa độ, diện tích cụ thể, gây khó khăn cho xem xét, cấp phép. 

Một số quy hoạch thiếu ổn định, còn lệ thuộc vào nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, địa phương, chưa mạng tính định hướng lâu dài. Trong khi đó, thường xuyên bổ sung các mỏ, khu vực mỏ vào quy hoạch nhưng chưa theo nguyên tắc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Khoáng sản. Thậm chí, cùng 1 mỏ khoáng sản lại bị điều chỉnh bởi 2 quy hoạch do 2 Bộ chủ trì lập, được phê duyệt ở thời điểm khác nhau.

Đồng thời, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan thuế với cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản (quản lý, kiểm soát trữ lượng, sản lượng khai thác hàng năm), trong việc xác định sản lượng tính thuế, dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách Nhà nước. 

“Thông tin báo cáo định kỳ khai thác khoáng sản chưa đầy đủ, thiếu chính xác dẫn đến một thực tế nhà nước không nắm được thực trạng “tài sản” của mình. Trong khi, luật quy định căn cứ tính thuế là sản lượng khai thác do doanh nghiệp tự kê khai, điều này có nghĩa Nhà nước cũng không kiểm soát được nguồn thu ngân sách từ thế tài nguyên”, ông Thanh cho biết thêm.

Minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng

Tại Hội thảo, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, việc quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Khai thác và xuất khẩu thô tài nguyên vẫn là tình trạng phổ biến, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, tỷ lệ thất thoát cao và để lại nhiều hậu quả đối với môi trường và xã hội. Một trong những nguyên nhân là do sự thiếu minh bạch trong quá trình quản lý, cấp phép, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.

Chủ tịch VCCI cho rằng, quản trị tài nguyên khoáng sản hiệu quả là một xu thế mà nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực thúc đẩy. “Đã có nhiều giải pháp toàn cầu được triển khai thực hiện, đặc biệt là sáng kiến minh bạch ngành Công nghiệp khai khoáng (viết tắt là EITI). EITI đang được xem như là một trong những công cụ hữu ích để giúp các quốc gia giàu tài nguyên quản lý tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo cho ngành khai khoáng có những đóng góp tích cực hơn trong quá trình phát triển”.

Dưới góc độ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường ông Võ Tuấn Nhân cho rằng, để khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế trong hoạt động khoáng sản trong thời gian qua đồng thời phát huy tối đa tiềm năng khoáng sản của đất nước, cần thực thi các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khoáng sản và quản trị tài nguyên minh bạch hơn nữa.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc khẳng định, Việt Nam là quốc gia đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và là một trong những nước có hoạt động khai thác khoáng sản lớn nhất trong khu vực ASEAN, trong đó một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxít, than, titan, đất hiếm, dầu mỏ... Song, ngành Công nghiệp khai khoáng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, hiệu quả kinh tế thấp và dễ bị thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản, Bộ TN&MT đề xuất, cần tiếp tục xây dựng, ban hành các quy định mới để hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản. Các Bộ, ngành và địa phương cũng phải nâng cao tính khả thi của quy hoạch khoáng sản, trong đó khẩn trương rà soát nội dung các quy hoạch đã phê duyệt theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2005 để bổ sung, điều chỉnh theo đúng nguyên tắc, nội dung quy định của Luật.

Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm  pháp luật về khoáng sản, nhất là đối với tổ chức, cá nhân khai thác không có thiết kế mỏ, gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Thảo NguyênThiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an: Quy rõ trách nhiệmBáo cáo của Bộ TN&MT mới nêu những bất cập mà chưa nêu rõ nguyên nhân. Tại sao Luật Khoáng sản đã có hiệu lực hơn 2 năm mà các văn bản kèm theo không đầy đủ? Trách nhiệm do đâu?"Cái gốc vấn đề là luật pháp không làm rõ trách nhiệm trước dân là của ai, cho nên phải làm một cuộc đại mổ xẻ về trách nhiệm, tổng kiểm kê xem tại sao lại có tình trạng như hiện nay, làm rõ nguyên nhân vì sao, sau đó xử lý nguyên nhân đó. Phải bàn đến cùng để chỉ ra tại sao quản lý khoáng sản kém thế".Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Chia sẻ lợi ích hợp lýTrong việc khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản lợi ích nhóm đã quá rõ ràng. Cấp Trung ương cấp phép hạn chế nhưng địa phương lại cấp quá nhiều. Người ta sẵn sàng chia nhỏ mỏ để cấp phép. Trong khi đó năng lực giám sát của chúng ta quá kém. Trách nhiệm của chính quyền địa phương, cấp nào chịu trách nhiệm. Tính công khai minh bạch không rõ ràng.Sáng kiến quản trị minh bạch tài nguyên khoáng sản (EITI) là kinh nghiệm rất quý báu Việt Nam cần học hỏi và sau này cần tiến tới lộ trình để thực hiện. Cần công khai minh bạch và chia sẻ lợi ích hợp lý. Trong lĩnh vực này người dân không thể có điều kiện tiếp cận thông tin nên cần các tổ chức xã hội vào cuộc hỗ trợ.Ông Alfredo Pires, Bộ trưởng Bộ Dầu khí và Tài nguyên thiên nhiên của Đông Timor: Cần cam kết sẽ tham gia EITIEITI thực ra được hiểu rất đơn giản, đó là việc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm, đóng thuế, thực hiện chức năng như thế nào. Người dân đóng vai trò ra sao? EITI đã trở thành một xu hướng đến nỗi người ta còn hiểu ngầm rằng nếu như nước nào không tham gia thì chắc là có vấn đề.Một nước như Việt Nam cần phải cam kết sẽ tham gia EITI và có sự tham gia của các quan chức cấp cao. Tiếp theo là việc thành lập ban theo dõi, giám sát và quyết định xem có những ai tham gia vào ban này. Đồng thời, phải có một kế hoạch công tác chi tiết và ngân sách cụ thể, như ở Đông Timor chi 400 -500 ngàn USD cho sáng kiến EITI và rất nhiều công việc khác nữa.Ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Vịện Tư vấn phát triển: Giảm thiểu xung đột giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dânViệc tham gia sáng kiến EITI sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, bao gồm: Góp phần quản lý tài nguyên khoáng sản tốt hơn, sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn; Tăng nguồn thu/giảm thất thoát cho ngân sách quốc gia; Nâng cao vị thế của Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy đầu tư nước ngoài; Tạo được hệ thống cơ sở dữ liệu tốt cho ngành khai khoáng; Xây dựng niềm tin cho người dân, doanh nghiệp - góp phần giảm thiểu xung đột giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân; Hỗ trợ tích cực trong thực hiện các chủ trương, chính sách về minh bạch, trách nhiệm giải trình, phòng chống tham nhũng... ở Việt Nam.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm