Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/03/2014 - 14:03
(Thanh tra) - Rà soát, xây dựng, sửa đổi bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng kiên quyết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm trên từng địa bàn, từng địa phương, vùng, cả nước để vừa phát huy lợi thế của địa phương vừa quản lý sản xuất theo quy hoạch, theo chuỗi giá trị và phù hợp với cung, cầu thị trường. Đây là hướng ngành Nông nghiệp sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu trong năm 2014.
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất là khâu đột phá tái cơ cấu nông nghiệp.
Để thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ trên các lĩnh vực, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực tế để nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng của Ngành, trong năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) sẽ cùng các địa phương rà soát, xây dựng, sửa đổi bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng kiên quyết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm trên từng địa bàn, từng địa phương, vùng, cả nước để vừa phát huy lợi thế của địa phương vừa quản lý sản xuất theo quy hoạch, theo chuỗi giá trị và phù hợp với cung, cầu thị trường.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, căn cứ vào các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN&PTNT phê duyệt, các địa phương cần rà soát và đánh giá tình hình thực hiện, kiến nghị điều chỉnh để phù hợp hơn, đặc biệt chú trọng đối với quy hoạch phát triển các cây công nghiệp như: Cao su ở Duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc; quy hoạch cà phê ở Tây Nguyên.
Định hướng của Bộ NN&PTNT là: Đối với cây cà phê sẽ không mở rộng diện tích ở những vùng ngoài quy hoạch, vùng thiếu nước tưới kết hợp tăng cường thâm canh diện tích hiện có, trồng tái canh diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp để sản lượng đạt 1,38 triệu tấn. Đối với cây cao su sẽ trồng mới khoảng 20 ngàn ha ở những nơi thích hợp để có diện tích 990 ngàn ha, tăng diện tích cao su kinh doanh lên 545 ngàn ha để đạt sản lượng mủ 981 ngàn tấn.
“Lĩnh vực trồng trọt sẽ thực hiện tái cơ cấu theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở thay đổi căn bản từ khâu giống, sử dụng giống chất lượng cao”, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.
Theo đó, đối với cây lúa, dự kiến trong năm 2014, sẽ giảm khoảng 130 ngàn ha diện tích gieo trồng để chuyển sang trồng một số cây hàng năm khác; mở rộng liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn từ 200 - 250 ngàn ha, sử dụng các giống thích hợp với các thị trường quốc tế, gắn kết doanh nghiệp với nông dân tiêu thụ lúa gạo, tập trung thực hiện ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
Ngoài ra, mở rộng diện tích ngô lên 1,23 triệu ha, tăng 73 ngàn ha so với năm 2013 theo hướng tiếp tục đưa các giống ngô mới có năng suất cao, một số giống ngô chuyển gen vào sản xuất, kết hợp thâm canh nhằm đạt sản lượng 5,66 triệu tấn.
Xác định phát triển khoa học công nghệ là khâu “đột phá” để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, bên cạnh việc thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng bộ giống quốc gia về cây trồng, vật nuôi để có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, được lựa chọn xây dựng thương hiệu quốc gia.
Để thực hiện tái cơ cấu, bên cạnh nâng cao hàm lượng khoa học còn phải tổ chức lại tổ chức sản xuất. Về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, cần tập trung phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, quản lý có hiệu quả trong thực tiễn, nhất là mô hình cánh đồng lớn kết hợp với đẩy mạnh quá trình liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân, trước hết tập trung ở những vùng đã phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và bảo đảm hài hòa lợi ích theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong bối cảnh các Bộ, ngành thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 và Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành về tăng cường quản lý đầu tư công, Bộ NN&PTNT sẽ kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản đồng thời rà soát, cắt giảm và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư nông nghiệp.
Ngoài ra, sẽ hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp; phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa Nhà nước và tư nhân (đối tác công - tư, hợp tác công - tư...) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công kết hợp triển khai thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ...
T.An - T.Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà