Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 14/12/2013 - 10:01
Trong thời đại internet phát triển như vũ bão, bên cạnh lợi ích có được thì các sản phẩm văn hóa đã và đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cơn bão này.
Ảnh minh họa
Từ khi có internet, mọi việc đã thay đổi, công chúng giờ đây dễ dàng tiếp cận sản phẩm văn hóa qua internet. Internet khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, mọi khoảng cách, rào cản đang dần được xóa bỏ. Những năm gần đây, khi cơn bão internet phát triển với tốc độ chóng mặt trên khắp thế giới, khoảng cách giữa nhà sản xuất, với người sử dụng lại càng rút ngắn, thậm chí khoảng cách địa lý giữa các quốc gia giờ cũng không còn là vấn đề đáng nói.
Nhờ internet, người sử dụng dù ở bất kỳ đâu cũng có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm văn hóa trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, mọi khoảng cách, rào cản dường như đã được xóa bỏ trong thời đại công nghệ số.
Nhưng thực tế cho thấy, mọi sự việc, hiện tượng đều có hai mặt. Cũng nhờ cơn bão internet, các sản phẩm văn hóa dễ dàng đến gần hơn với công chúng, các nhà sản xuất cũng dựa vào internet để tiếp thị sản phẩm văn hóa hiệu quả hơn… Sự phát triển của internet với các sản phẩm văn hóa cũng không nằm ngoài quy luật này. Sự ảnh hưởng theo hướng tích cực của nó, dễ dàng nhận thấy đó là giờ đây số lượng người nghe nhạc, xem phim, đọc sách… tăng lên đáng kể, trình độ nhận thức, hiểu biết về mọi lĩnh vực văn hóa của người dân được cải thiện đáng kể.
Thực tế này đã được nhiều nhà quản lý, nhà sản xuất, các nhà nghiên cứu văn hóa nhìn nhận. Nói đến sản phẩm văn hóa là phải nói đến tác động của nó khi đến được với quần chúng. Nếu không truyền lan được, mà sản phẩm văn hóa làm ra rồi đóng khung để đấy tự thưởng thức, tự sướng trong một nhóm người thì phỏng có ích gì?
Thời đại kỹ thuật số, với sự nâng bước của công nghệ thông tin hiện đại, toàn cầu hóa đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đương nhiên, văn hóa (mà cốt lõi là sản phẩm văn hóa) cũng không ngoại lệ. Chỉ cần nói vậy là đủ thấy internet đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng như thế nào đối với các sản phẩm văn hóa.
Thế nhưng, internet cũng có ảnh hưởng tiêu cực với các sản phẩm văn hóa. Tiêu cực đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là sự xuất hiện của hàng loạt những cá nhân tự coi mình là “nghệ sĩ”. Những nhân vật này, tự sản xuất đĩa nhạc, phim, clip, chụp ảnh hoặc tự sáng tác truyện, viết sách… và tung lên internet để mưu cầu nổi tiếng. Hệ lụy kéo theo đó là một số lượng không nhỏ các bạn trẻ, những người chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, sự hiểu biết để có thể chọn lọc, phân luồng các sản phẩm văn hóa kém chất lượng đã và đang lạc lối trên con đường tìm hiểu, học hỏi, tiếp thu kiến thức về các lĩnh vực văn hóa của chính mình. Sự lệch lạc này thoạt nhìn có thể cho rằng, đó là điều không quá quan trọng nhưng nếu nhìn nhận, đánh giá đúng thì việc nhỏ này nếu không được giải quyết triệt để sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Những sản phẩm văn hóa không đạt chất lượng, phản cảm... nhờ vào sự phát triển của internet đã có thể tiếp cận công chúng... Đây chính là tiền đề cho sự lệch lạc trong nhận thức, suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ công chúng...
Những năm gần đây, chúng ta thấy nổi lên một dàn “nghệ sĩ ảo” với những sản phẩm nghệ thuật thảm họa như “Tâm hồn là vĩnh cửu”; “Sợi xích”; hàng chục, hàng trăm các series ảnh vì môi trường, vì biển, kêu gọi bảo vệ động vật… xuất hiện đầy rẫy trên internet. Đó là chưa kể đến những sản phẩm văn hóa không đạt chất lượng và không được cấp phép lưu hành như “Bụi đời chợ lớn”, “Thằng mõ”… nhưng nhờ có internet những sản phẩm kém chất lượng này cũng đã tiếp cận được công chúng.
Những sản phẩm văn hóa trong danh sách thảm họa hay nói cách khác là không đạt tiêu chuẩn, chính là tiền đề của sự lệch lạc trong việc cảm thụ, cách nhìn nhận đánh giá của mỗi cá nhân. Từ một việc tưởng chừng rất nhỏ này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy lớn về lâu dài đó chính là tạo ra một bộ phận không nhỏ những người có hiểu biết lệch lạc, yếu kém về văn hóa, không còn phân biệt được đâu là giá trị thật, đâu là giá trị ảo… Nghiêm trọng hơn là sự lệch lạc trong nhận thức đó còn kéo theo những tệ nạn xã hội, gây mất ổn định, đảo lộn giá trị chung của toàn xã hội.
Nói về tác động này, Nhà báo Trần Mai Hạnh cho rằng: Sẽ là sai lầm khi chúng ta ứng xử với sản phẩm văn hóa và các hoạt động văn hóa mà không chú trọng đến tác động kể cả hai chiều xấu - tốt của thời toàn cầu hóa thông tin. Vì một sản phẩm văn hóa khi được phổ biến, được lưu hành bằng con đường chính thống hay không chính thống mà phản cảm, phản văn hóa thì tác hại của nó khó lường.
Những cơn bão thiên nhiên dù có khủng khiếp đến mấy cũng lâu lâu mới diễn ra một lần. Còn bão thông tin, bão dư luận trong lĩnh vực văn hóa, nơi có nhiều hoạt động nhạy cảm, hấp dẫn với những người nổi tiếng có, tai tiếng có, với sự nhảy múa của đồng tiền và đủ mọi chiêu trò thì diễn ra liên tục.
Thời công nghệ hiện đại, Internet và các mạng xã hội đã phá vỡ mọi biên giới thông tin, tin tức hình ảnh truyền lan với tốc độ chóng mặt. Dòng thác thông tin với sự tham gia không kiểm soát được của các fan cuồng xối vào cuộc sống, sự xuất hiện của những “nghệ sĩ ảo” đã và đang có nguy cơ làm lệch chuẩn các giá trị văn hóa, làm nhiễu loạn đời sống tinh thần của một bộ phận giới trẻ…
Hòa với dòng chảy chung của thế giới, chúng ta không thể ngừng phát triển internet, điều cần làm để giảm thiểu mặt có hại, nâng cao mặt có lợi của cơn bão internet với các sản phẩm văn hóa đó là xây dựng ý thức từ chính mỗi cá nhân, mỗi nghệ sĩ, đặc biệt là cần những quy định chặt chẽ của ngành Văn hóa.
Việc hòa nhập, bắt kịp xu hướng thế giới là điều tất yếu, bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển đều phải cố gắng thực hiện. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, vì thế việc phát triển internet là điều không thể không làm chỉ vì sợ những bất lợi mà cơn bão internet sẽ mang đến. Chúng ta vẫn phải phát triển internet, phát triển các sản phẩm văn hóa nhưng để đẩy mạnh mặt có lợi và giảm thiểu tối đa mặt có hại thì cần xây dựng ý thức của mỗi nghệ sĩ - những chủ thể của sản phẩm văn hóa, của các nhà sản xuất và đặc biệt là sự quan tâm, những chính sách, quy định chặt chẽ của các cơ quan quản lý văn hóa.
Chính những thời điểm sục sôi dư luận, tiếng nói khẳng định chất lượng của sản phẩm văn hóa, sự đúng - sai trong hành xử của người nghệ sĩ, sự đúng - sai trong việc tạo ra các sản phẩm văn hóa, rất cần các cơ quan quản lý văn hóa nghệ thuật vào cuộc. Trong cơn bão toàn cầu về thông tin, chính sự minh bạch - kịp thời - trách nhiệm là ba trong số những thành tố quan trọng cấu thành nhịp thở yên bình cho xã hội.
Theo Nguyễn Hương/Cinet
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý