Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát huy vai trò tổ ngư dân

Thứ năm, 27/06/2013 - 09:00

(Thanh tra)- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang dự thảo Tờ trình Chính phủ ban hành chính sách mới về "hỗ trợ khai thác, thu mua hải sản theo tổ hợp tác/tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển". Theo đó, đối tượng ngư dân sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù.

Thời gian tới ngư dân sẽ được hỗ trợ chính sách đặc thù. Ảnh: Tràng An

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài trên 3.260km. Biển Việt Nam chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh chủ quyền của đất nước. Trong đó, nghề cá đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm.

Hiện, cả nước có khoảng 128 nghìn tàu đánh bắt cá, trong đó, tàu có công suất nhỏ hơn 90CV là 105 nghìn chiếc, số tàu có công suất 90 - 150CV khoảng 8.000 chiến, còn từ trên 150CV có khoảng 15.000 tàu. Nghề khai thác đã cung cấp sinh kế và tạo việc làm cho trên 4 triệu lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, ngư dân gặp khó khăn trong khai thác, trong đó phải kể đến tổn thất sau thu hoạch thủy sản còn lớn. Ước tính, với sản lượng khai thác khoảng 2,4 triệu tấn, tổn thất sau thu hoạch vào khoảng 480 nghìn tấn, tương đương với gần 9,6 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, năm 2012, sản lượng cá ngừ đại dương đạt 18 nghìn tấn, tổn thất sau thu hoạch thiệt hại tới hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Còn, trong vụ cá Bắc 2012 - 2013, sản lượng cá ngừ khai thác được hơn 10 nghìn tấn, tổn thất về chất lượng làm giá giảm 60%, thiệt hại hơn 700 tỷ đồng.

Chưa kể, nghề khai thác thủy sản gặp những trở ngại do nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ bị khai thác quá mức; ngư trường dần bị thu hẹp.

"Hình thức tổ hợp tác/tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn cả về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Đặc biệt là, trong tình hình phức tạp như hiện nay trên biển Đông, Nhà nước cần có chính sách cụ thể để khuyến khích ngư dân tham gia sản xuất theo tổ hợp tác và những chính sách hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong bảo quản sau thu hoạch nhằm tăng giá trị sản phẩm", đại diện Tổng cục Thủy sản khẳng định.

Theo dự thảo Tờ trình về việc ban hành chính sách Hỗ trợ khai thác, thu mua hải sản theo tổ hợp tác/tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển của Bộ NN&PTNT, tổ hợp tác thành lập mới sẽ được Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng/tổ và hỗ trợ 500.000 đồng/lần tiền sinh hoạt phí và không quá 6 triệu đồng/tổ/năm.

Với vai trò giúp tổ thường xuyên hoạt động có hiệu quả thì các hạt nhân là tổ trưởng, các chủ tàu sẽ được hỗ trợ 200.000 đồng/người/tháng. Với thân tàu và tai nạn thuyền viên sẽ được hỗ trợ bảo hiểm 1 năm/lần/tàu, 50% kinh phí mua bảo hiểm thân và 100% kinh phí mua bảo hiểm thuyền viên.

Đồng thời, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% kinh phí mua (hoặc hỗ trợ bằng máy) 1 máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị vệ tinh GPS. Còn, nếu trường hợp các tàu cá bị tai nạn, đâm lưng hỏng, chìm tàu, ngoài số tiền được bồi thường bảo hiểm tàu, nếu khôi phục được sẽ được hỗ trợ bằng 50% số tiền còn thiếu nhưng không quá 500 triệu đồng/tàu khi mua mới, đóng mới. (Số tiền còn thiếu = giá trị mua, đóng mới - số tiền được bồi thường bảo hiểm thân tàu). Hoặc, được hỗ trợ các mức 50%, 40% tùy mức độ tai nạn tàu...

Ngoài ra, ngư dân cũng sẽ được hỗ trợ lắp đặt mới hầm bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác, thu mua hải sản với mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/m3 hầm với tàu khai thác và 2 triệu đồng/m3 hầm với tàu thu mua hải sản. Và, hỗ trợ lắp đặt bệ hạ nhiệt trên tàu khai thác cá ngừ đại dương không quá 40 triệu đồng và không quá 100 triệu đồng tùy từng loại thiết bị.

Theo khái toán của Tổng cục Thủy sản, dự kiến kinh phí hỗ trợ cho 3.000 tổ hợp tác được thành lập mới với số lượng 15 nghìn tàu và 150 nghìn thuyền viên, tương ứng với 300 nghìn m3 hầm bảo quản được hỗ trợ thì tổng kinh phí thực hiện khoảng 2.491.600 đồng và sẽ được phân kỳ 2 giai đoạn từ 2013 - 2016 và từ 2016 - 2020, trong đó có kinh phí hỗ trợ 1 lần và hỗ trợ hàng năm.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, nếu so sánh thì ngư dân thường phải đầu tư nguồn vốn rất lớn vào các tàu khai thác. Đồng thời, ngư dân hoạt động khai thác trên biển cũng đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Bởi vậy, đối tượng ngư dân cần được Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách hỗ trợ vay vốn đặc thù hơn đối với các đối tượng nông dân khác.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm