Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ông Tony Blair cố vấn cho Bộ Kế hoạch Đầu tư về cải cách

Thứ tư, 04/03/2015 - 18:08

Ngày 4/3 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Vai trò mới của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế - Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam,” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair (OTB) tổ chức.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết để đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả cần phải đi vào thực chất thay đổi quản trị và chất lượng doanh nghiệp.

Trong 20 năm qua, Việt Nam đã không ngừng cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Số lượng doanh nghiệp Nhà nước năm 1990 là 12.000 doanh nghiệp, hiện còn 5.600 doanh nghiệp Nhà nước. Trong số đó vẫn còn 800 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, còn lại là cổ phần hóa ở các mức độ khác nhau. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhà nước vẫn được giao quản lý khối lượng tài sản hết sức lớn, trên 3 triệu tỷ đồng; trong đó, vốn Nhà nước là 1,1 triệu tỷ đồng.

Doanh nghiệp Nhà nước đã tham gia, chi phối rất nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế mặc dù chỉ chiếm 1% tổng số doanh nghiệp của cả nước.

Với lợi thế và lịch sử để lại, hiện doanh nghiệp Nhà nước đang chi phối và đóng góp vào nền kinh tế với 85% sản lượng điện và dầu khí, 90% dịch vụ viễn thông, 56% dịch vụ tài chính tín dụng… 

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, nhất là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và vai trò của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế quốc dân vẫn còn nhiều tranh cãi. 

Hơn nữa, trong quá trình cổ phần hóa, tỷ trọng cổ phần hóa của các doanh nghiệp Nhà nước trong các tập đoàn lớn còn rất thấp…

Nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair cho rằng, câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải tiếp tục phát huy tiến bộ thế nào để tạo ra thịnh vượng để có cơ hội nhiều hơn nữa trong những năm tới và công cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước là một phần trong sự thay đổi đó. 

Ông Tony Blair lưu ý, quan trọng là Việt Nam phải cải cách là làm sao cải thiện đời sống người dân và có tạo ra thịnh vượng cho người dân.

Nguyên Thủ tướng Anh chia sẻ, tại Anh, cải cách doanh nghiệp Nhà nước đã thu hút được nhiều FDI. Sau 30 năm cải cách đã đem lại sức mạnh cho nền kinh tế và điều quan trọng là phải có sự đối tác công-tư (PPP). 

Vai trò khu vực doanh nghiệp Nhà nước sẽ luôn phải thay đổi phát triển trong mô hình kinh tế thị trường và vận hành hiệu quả.

Đại diện Văn phòng Cựu Thủ tướng Anh cho biết sự đóng góp của doanh nghiệp Nhà nước vào nền kinh tế rất khác nhau giữa các quốc gia dựa trên lịch sử kinh tế của từng quốc gia. Chẳng hạn, hiện tại số lượng doanh nghiệp Nhà nước chiếm 2% tại Anh và 25% tại Ba Lan. 

Cho dù điểm xuất phát khác nhau như thế nào, tất cả các quốc gia này đều trải qua quá trình tư nhân hóa kể từ những năm 1980, chủ yếu vì các quốc gia này đều nhận ra rằng hoạt động thiếu hiệu quả của khu vực doanh nghiệp Nhà nước gây thiệt hại cho nền kinh tế trong nước và cố gắng nỗ lực giảm thiểu các khoản nợ lớn.

Tư nhân hóa cũng có thể bị cản trở nếu quá trình này diễn ra trong một bối cảnh kinh tế vĩ mô yếu kém, hoặc nếu Chính phủ thiếu chuyên nghiệp về mặt kỹ thuật và thiếu năng lực để thúc đẩy chương trình cải cách một cách hiệu quả. 

Với những nhận định này, các chính phủ cần thích nghi với tốc độ và cả trình tự của quá trình tư nhân hóa với sự kiểm soát trong nước.

Để thực hiện mục tiêu đổi mới vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, các chuyên gia của Văn phòng Cựu Thủ tướng Anh cũng chỉ ra rằng, Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ theo đuổi cổ phần hóa là một phần của nỗ lực lớn hơn để chuyển sang nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, giảm thiểu các khoản nợ Chính phủ, hay đó là kết quả của áp lực quốc tế (chẳng hạn như gia nhập WTO, cam kết FTA).

Thực tế, các doanh nghiệp Nhà nước có quá nhiều mục tiêu và chính điều đó đã ngăn cản doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả nhất. 

Dựa trên việc xác định mục tiêu rõ ràng, Chính phủ Việt Nam có thể ưu tiên tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời cũng phát triển các chinh sách thích hợp để hỗ trợ quá trình tư nhân hóa đó. 

Ngoài ra, Chính phủ cần phải có các công cụ và cơ chế thích hợp để có thể thực hiện lộ trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước.

Ông Tony Blair khẳng định Anh sẽ tiếp tục hợp tác cùng với Việt Nam, tận dụng được bài học rút ra trên thế giới để chia sẻ. Tuy nhiên, Việt Nam cần có sự kết hợp theo công thức cân bằng giữa Nhà nước và doanh nghiệp, vai trò của Nhà nước luôn thay đổi và phát triển một phần trong kinh tế thị trường vận hành hiệu quả.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng nòng cốt, nhưng thời gian tới cần thu hẹp ở một số lĩnh vực. 

Với kinh nghiệm của các nước, cần soi vào điều kiện của Việt Nam để Việt Nam đưa ra những khuyến nghị, hỗ trợ cải cách, xác định doanh nghiệp Nhà nước có vai trò mới trong bối cảnh kinh tế mới.

Theo TTXVN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm