Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nữ Tiến sĩ với Luận án chống tham nhũng

Thứ ba, 04/03/2014 - 08:59

(Thanh tra)- Dư luận gần đây nói nhiều đến cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tập trung chuyển đổi bộ máy “xài tiền chùa”, chống tham nhũng, chống các giao kết trục lợi, gửi giá, nâng giá, đội giá, ăn chia phần trăm… vốn ăn sâu bén rễ nhiều năm, nhiều nơi có “hỗ trợ” từ ngân hàng. Trước quyết tâm cao của Chính phủ: Tập trung cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tôi lại nhớ đến chị và công trình của chị về vấn đề này…

Chị Vũ Thị Thanh Tâm nhận hoa chúc mừng sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Ảnh: Thế Lữ

Tôi có được may mắn dự lễ và đưa tin hôm chị Vũ Thị Thanh Tâm, Phó trưởng Ban Kiểm tra Đài Truyền hình Việt Nam bảo vệ luận án tiến sĩ luật học. Tôi nâng máy, đưa vào khuôn hình, bó hoa và nụ cười rất tươi trước phông chữ đề tài: “Giao kết trục lợi trong nền kinh tế thị trường ở nước ta và những giải pháp pháp lý nhằm hạn chế, khắc phục”. Đó là một ngày cuối năm 2007...


Gần 7 năm đã trôi qua, nay chị đã là Đảng ủy viên, Trưởng Ban Kiểm tra Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng, tôi vẫn rất nhớ giọng nói xứ Nghệ, rắn rỏi và lập luận sắc sảo của chị, khi trả lời chất vấn của các giáo sư phản biện, các nhà luật học kỳ cựu… Chị nêu cụ thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm… Chị khẳng định: “Không một Nhà nước nào đủ sức, đủ bộ máy để có thể tự giám sát được mọi hoạt động của mình mà không phải nhờ đến sự giám sát của nhân dân. Phát huy khả năng giám sát trong nội bộ đơn vị và của xã hội là một yêu cầu không thể thiếu của công tác giám sát… Tham nhũng ở Việt Nam có tính đặc thù trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền”.


Hôm đó, nhiều người nhắc đến phó tiến sĩ Hoàng Thế Liên (hiện là Thứ trưởng Bộ Tư pháp) lần phản biện đề tài thạc sĩ luật kinh tế của chị, đã khen nhiều. Ông nói chậm rãi, đại ý là: Đề tài này khó và nhạy cảm. Đòi hỏi đọc rất nhiều, chắt lọc và phải có tư duy khái quát, phân tích, tổng hợp, lập luận phải chặt chẽ, sắc sảo… Luận án thạc sĩ này, rất cần thiết cho công cuộc phòng và chống tham nhũng hiện nay… Viện tôi có một tạp chí nghiên cứu khoa học, nhưng phân công người viết vấn đề này chưa được. Nay có luận án này, chúng tôi xin phép chị Tâm cho in riêng vào một chuyên đề đặc biệt, trong tháng tới…

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Mẫn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Hành chính - Nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học đề tài tiến sĩ này cho chị rất phấn khởi vì luận án được đánh giá cao. Ông rất biết: Ngoài việc người viết dám đương đầu với đề tài “hóc búa”, kiên trì thu thập, phân tích tài liệu, số liệu, báo chí, sách vở trong nước và nước ngoài để làm rõ từng luận cứ, luận điểm, chỉ ra những “lổ hổng”, sai sót về mặt quản lý Nhà nước, từ đó, định lượng ra các giải pháp phòng, chống giao kết trục lợi có hiệu quả… đó cũng là sự kế thừa, mở rộng, nâng cao luận án thạc sĩ xuất sắc của chị. 

“Công trình kể biết mấy mươi”! Từ một học sinh chuyên Toán, rồi đến giáo viên dạy Toán giỏi của Trường THPT Cẩm Bình (tỉnh Hà Tĩnh), chị học tiếp luật, rồi đam mê nghiên cứu khoa học, vừa làm vừa học, từ luận án thạc sĩ xuất sắc (1998) đến khi thành cán bộ thanh tra kỳ cựu, chị mới bảo vệ luận án tiến sĩ. 

Kể sao hết những ngày tháng mưa dầm gió bấc, cả khi nắng nóng hầm hập, sau giờ làm việc là đến lớp học ngoại ngữ… nhiều hôm 9 - 10 giờ đêm mới ăn cơm tối. Chị còn tranh thủ ngày nghỉ để đến thư viện lớn, tìm kiếm tài liệu, sách báo, gom góp số liệu, cắt dán, chăm bẵm, tỉa tót, vật lộn với từng dòng, từng trang của công trình nghiên cứu… Thật là muôn vàn khó khăn chất ngất, ròng rã, để có gần 200 trang đánh máy luận án! Nếu không có sự gợi mở, khuyến khích của các giáo sư, sự nỗ lực quên mình của bản thân, sự hỗ trợ hết lòng của chồng con, sự chia sẻ của đồng nghiệp thanh tra… sẽ không thể leo lên được “đỉnh núi này”! 

Có thầy trong Hội đồng Chấm luận án còn trầm trồ: Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khoa học có tầm cỡ của một ban bệ, với rất nhiều tài năng, rất nhiều người có kinh nghiệm… nếu tập thể làm sẽ tốn rất nhiều tiền của Nhà nước… Vậy mà một mình nghiên cứu sinh nhỏ nhoi này làm được! Thật đáng khâm phục! Lẽ ra luận án này được bảo vệ sớm hơn, nhưng nghe nói chị xin lùi lại vì đang phải theo học khóa cao cấp chính trị và hành chính… Vậy cũng mừng, công việc Nhà nước trọn vẹn, luận án thành công mỹ mãn… Tôi rất đồng ý với tâm nguyện của chị trong lời nói đầu của luận án: “Nhằm giải quyết yêu cầu bức xúc này của Nhà nước và xã hội, tôi chọn vấn đề: “Giao kết trục lợi trong nền kinh tế thị trường ở nước ta và những giải pháp pháp lý nhằm hạn chế, khắc phục” làm đề tài nghiên cứu…”. 

Đọc kỹ luận án, ta thấy rõ 5 đóng góp mới cho khoa học, Nhà nước và ngành Thanh tra: Là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề giao kết trục lợi trong kinh doanh và các giải pháp phòng ngừa; là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện, sâu sắc các hình thức, dạng thức giao kết trục lợi ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường cho đến nay; phân tích, đánh giá đầy đủ, có hệ thống về hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành… chỉ ra mặt hạn chế và nêu phương pháp điều chỉnh; luận án đã phân tích, giới thiệu, so sánh  những chuẩn mực quốc tế… làm cứ liệu tham khảo để hoàn thiện pháp luật có liên quan ở Việt Nam; đặc biệt, luận án đã xây dựng phương hướng và các giải pháp pháp lý cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về chống giao kết trục lợi ở Việt Nam.

Gặp chị, tôi nhắc việc chậm “khao”: Sau khi Bộ Tư pháp in trên tạp chí của mình như đã hứa thì ông Nguyễn Duy Quang, lãnh đạo Tạp chí Thanh tra, đề nghị được in lại toàn văn luận án để cán bộ thanh tra trong ngành tham khảo. Vậy là có hai lần nhuận bút… Còn việc sẽ in luận án tiến sĩ về phòng, chống tham nhũng thành sách nữa? Chỉ riêng việc phản hồi, đánh giá cao của anh em thanh tra các địa phương về luận án là rất đáng “khao” rồi! Cả chuyện con gái đã làm xong thạc sĩ ở Mỹ và con trai vừa thực tập xong ở Google nữa… Tôi chân thành chúc mừng chị nhân ngày 8/3/2014! 

Chị lên hình nói về bảo vệ bản quyền truyền hình mà cũng say sưa như đang bảo vệ luận án… Có phải chị đã áp dụng thành công, có hiệu quả  luận án chống giao kết trục lợi trong cơ quan?

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm