Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Nóng mặt” với giá gas

Thứ hai, 02/12/2013 - 13:29

Người tiêu dùng đang phải chịu giá gas cao ngang thế giới cộng thêm chi phí cao do trình độ quản trị hạn chế và lợi nhuận của các doanh nghiệp, đại lý gas

Các hãng gas đồng loạt tăng giá từ 78.000 - 80.000 đồng/bình từ ngày 1/12

Sáng 1/12, giá gas được các công ty kinh doanh gas công bố tăng cao chưa từng thấy, với mức tăng từ 78.000 - 80.000 đồng/bình 12 kg sau khi đã tăng 18.000 đồng/bình hồi đầu tháng 11. Giá bán lẻ cũng đạt mức kỷ lục: Shell gas 520.000 đồng/bình, Facific gas 489.000 đồng/bình, SP gas 486.000 đồng/bình (phá kỷ lục 477.000 đồng/bình được lập hồi tháng 3/2012).

Hỏi giá xong là... cúp máy

Nguyên nhân là do giá gas thế giới tháng 12 được công bố tăng đột biến, thêm 267,5 USD/tấn, lên mức 1.162,5 USD/tấn do nhu cầu thế giới tăng cao (mùa đông ở các nước châu Âu và việc Nhật Bản, Trung Quốc tăng mua để phát điện) và không loại trừ yếu tố đầu cơ trên thế giới. Với mức tăng này, cộng thêm thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT 10%, tỉ giá USD là 21.120 đồng thì mức tăng tương ứng ở mức 78.300 đồng/bình 12 kg.

Mức tăng này không chỉ gây sốc cho người tiêu dùng mà chính giới kinh doanh gas cũng không khỏi bàng hoàng dù trước đó đã có thông tin giá sẽ tăng mạnh. Do vậy, một số đại lý và tổng đại lý đã đẩy mạnh ôm hàng để đón đầu giá mới nhưng chỉ các công ty có nguồn hàng dồi dào mới bán ra mạnh, còn lại chỉ bán theo thường lệ để giữ hàng.

Chủ đại lý gas Cẩm Tú (huyện Nhà Bè, TP HCM) nói chỉ qua một đêm mà gas tăng gần 80.000 đồng/bình nên cả ngày 1/12 chỉ toàn nghe khách hàng điện thoại hỏi giá và... cúp máy. “Bình thường một ngày bán được trên 15 bình nhưng hôm nay mới bán được 5-6 bình!” - ông này than thở. Hơn 6 năm kinh doanh gas, chủ cửa hàng này cho biết gas tiêu thụ dễ nhất ở mức giá từ 320.000 - 330.000 đồng/bình.

Ông Phan Thanh Doãn, Giám đốc marketing Công ty TNHH Citygas, dự báo tình hình tiêu thụ gas trong tháng này sẽ hết sức khó khăn. Đối với gas dân dụng, các đại lý và tổng đại lý đã tranh thủ ôm hàng từ cuối tháng nên sẽ khó lấy hàng mới với giá cao. Người tiêu dùng sẽ tiết kiệm hơn hoặc chuyển sang dùng bếp từ, bếp điện. Các công ty sử dụng gas công nghiệp để làm chất đốt sẽ tìm cách thay thế bằng nguồn nhiên liệu mới...

Khảo sát nhanh một số bà nội trợ tại TP HCM, nhiều người cho biết sẽ sắm thêm bếp điện hoặc chuyển hẳn sang dùng bếp điện để đối phó với giá gas.

Hạ nhiệt cách nào?

Trước tình hình giá gas thế giới tăng cao bất thường, ông Nguyễn Sỹ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cho biết vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% hiện nay xuống 0% để hạ giá gas trong nước. Nếu đề nghị này được chấp nhận, giá gas có thể giảm ngay khoảng 17.500 đồng/bình 12 kg. Trước đây, vào tháng 3/2012, khi thị trường có diễn biến tương tự, Bộ Tài chính cũng đã chấp nhận đề xuất giảm thuế.

Về phía các công ty gas, một số cho biết trong 1-2 ngày tới sẽ có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, mức giảm có thể từ 10.000 - 30.000 đồng/bình, tùy thuộc vào tiềm lực của từng công ty.

Trong khi đó, đại diện một công ty gas đánh giá hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ hơn 70% thị phần gas nên nếu muốn bình ổn thị trường gas không quá khó, nhất là khi trong nước đã sản xuất được gần 50% lượng gas tiêu thụ.

Theo ông Trần Minh Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Dầu khí An Pha, giá gas thế giới trong mấy năm gần đây diễn biến bất thường, có nhiều yếu tố đầu cơ ngoài tầm dự đoán của giới kinh doanh. “Trong khi trình độ quản trị doanh nghiệp và thu nhập của người tiêu dùng trong nước còn cách xa thế giới thì việc chúng ta bám quá sát giá thế giới liệu có phù hợp?” - ông Loan đặt vấn đề. Ông cho rằng nhà nước nên có một cơ chế nào đó để giảm bớt việc lệ thuộc này. Như việc thay đổi về phương thức đấu thầu mua gas, thời gian của hợp đồng mua gas là 1 năm thay cho 6 tháng như hiện nay và giá gas đấu thầu nên áp dụng 3 tháng/lần, không nên áp dụng theo giá CP biến động hằng tháng như hiện nay.

Tiêu thụ khoảng 1.243 ngàn tấn

 

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thị trường tiêu thụ gas gồm các cơ sở công nghiệp và giao thông vận tải đang chiếm 35%; cơ sở thương mại, dịch vụ và hộ gia đình chiếm 65%. Nếu chia theo vùng miền thì miền Nam chiếm 66%, miền Bắc (đến Đà Nẵng) là 30% và miền Trung khoảng 4%. Tổng lượng tiêu thụ năm 2012 khoảng 1.243 ngàn tấn, trong đó hơn 50% là nhập khẩu. Hai nhà máy Dung Quất và Dinh Cố cung ứng ra thị trường gần 50%.

Theo Dân trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm