Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 25/04/2014 - 18:53
(Thanh tra) - Đó là thực trạng khá phổ biến tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum sau 20 ngày thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Bộ Công an về việc phối hợp thực hiện việc tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải của xe ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ.
Kiểm tra tải trọng xe tại Trạm kiểm tra tải trọng lưu động Sao Mai (Kon Tum).
Theo báo cáo của Thanh tra Sở GTVT Kon Tum, sau 20 ngày ra quân, đã có trên 400 xe lên cân kiểm tra tải trọng và lực lượng chức năng phạt 21 trường hợp; chủ hàng và lái xe tự hạ tải đúng quy định mới được lưu hành 130 trường hợp. Còn tại tỉnh Gia Lai, sau hơn 2 tuần đã có gần 200 xe lên cân kiểm tra tải trọng và xử lý 21 trường hợp vi phạm, buộc hạ tải 50 tấn hàng và xử phạt 114 triệu đồng. Mặc dù, con số kiểm tra và xử lý không lớn nhưng hiệu ứng xã hội rất lớn, đã làm nhiều tài xế, nhà xe, chủ hàng phải tự ý thức chấp hành đúng luật để khỏi bị thiệt hại.
Trước đây, khi việc cân kiểm tra tải trọng chưa được thực hiện đồng loạt và quyết liệt, hầu hết xe chở gỗ đi qua địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đều quá khổ, quá tải. Đáng mừng là những ngày này, tình trạng trên đã giảm đáng kể. Những xe chở gỗ “khủng” thường “chất” 4 - 5 lớp trước đây vô tư đi lại trên các Quốc lộ 14, 19, giờ chỉ chở dưới 2 lớp; xe chở cát trước cơi, nới thùng che chở, hiện nay hầu hết đã tháo dỡ phần cơi và chỉ chở trong phạm vi thùng xe nguyên bản; xe chở nông sản, mì cũng giảm tải nhiều.
Anh Nguyễn Bình Minh, một tài xế xe tải chạy thường xuyên trên đường Hồ Chí Minh, cho biết: “Do cạnh tranh về giá cả, nên chúng tôi thường đưa giá thấp hơn thị trường. Vì vậy, chúng tôi phải chở gấp đôi tải trọng xe cho phép… Từ khi chở đúng tải nhưng buộc giá cước tăng lên, thu nhập của nhà xe và tài xế lại ổn định hơn, xe cộ ít hao mòn, đặc biệt chúng tôi không còn nơm nớp mỗi khi đi qua các trạm kiểm soát nữa”.
Không những cánh tài xế, mà người dân cũng hưởng ứng việc kiểm tra tải trọng xe. Ông Trương Văn Thuận, một người dân sống ở gần Quốc lộ 14, đoạn qua xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah (tỉnh Gia Lai) chia sẻ: “Tuyến đường này trước kia do nhiều xe tải lớn đi qua nên bụi và ô nhiễm lắm, nhờ có lực lượng công an và thanh tra giao thông kiểm tra tải trọng nên giờ đã đỡ hơn nhiều rồi, chúng tôi rất đồng tình với chủ trương này”.
Tuy nhiên, thời gian đầu và những ngày gần đây, một số tài xế có thái độ bất hợp tác, không xuất trình giấy tờ để kiểm tra, phát ngôn xúc phạm đến lực lượng thi hành công vụ, phao tin không đúng sự thật, cố tình né trạm cân, vượt trạm, tự hạ tải giữa đường để đối phó với lực lượng chức năng… Riêng tối 10/4, tại Trạm kiểm tra tải trọng lưu động Sao Mai, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum), có 21 xe vượt trạm, bất chất hiệu lệnh của lực lượng chức năng. Tuy nhiên xét cho cùng, những cách làm như vậy càng gây thiệt hại và tốn kém cho nhà xe hơn.
Đại tá Từ Lam, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an tỉnh Kon Tum cho biết, việc triển khai thực hiện đưa trạm kiểm tra tải trọng xe trên một số tuyến đường bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực. Nhiều chủ xe, tài xế ban đầu còn manh động, không tuân thủ hiệu lệnh của lực lượng chức năng giờ cũng giảm dần, ý thức chấp hành pháp luật cũng được nâng cao.
Hiện tại, Phòng Cảnh sát gia thông - Công an tỉnh Kon Tum phối hợp với Thanh tra Sở GTVT Kon Tum triển khai thường xuyên 3 tổ kiểm tra tải trọng ở các địa điểm: Trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động tại Km 1548 đường Hồ Chí Minh, khu vực Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật tổng hợp Kon Tum; Tổ lưu động tại Km4 Quốc lộ 40 thuộc địa bàn huyện Ngọc Hồi, khu vực kho bãi tập kết gỗ, kho hàng nông sản và Cửa khẩu quốc tế Bờ Y; Tổ lưu động kiểm tra, xử lý xe chở cát, nông sản, chở hàng quá tải trên địa bàn TP. Kon Tum, Quốc lộ 24, Tỉnh lộ 671 và các tuyến đường đô thị TP. Kon Tum. Các trạm hoạt động liên tục 24/24 giờ vào tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.
Tuy nhiên, vì bước đầu triển khai thực hiện nên lực lượng chức năng hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum vẫn còn gặp không ít khó khăn như: Địa hình nhiều dốc đèo, không thuận lợi cho việc cân, hạ tải; trang thiết bị phục vụ việc kiểm tra tải trọng xe còn thiếu; nhiều lái xe, chủ hàng, chủ xe luôn tìm cách đối phó với lực lượng làm nhiệm vụ… Mặt khác, thiết bị đặt ở lề đường sẽ không hoạt động đảm bảo trong điều kiện thời tiết mùa mưa, các lái xe thường lạm dụng tình huống này để trốn tránh…
Ghi nhận của phóng viên, phía những tài xế đường dài cho rằng, ngoài việc xử lý nghiêm việc xe chở quá tải, về lâu dài cần phải có chính sách khuyến khích lái xe chở đúng tải để an tâm lưu hành trên đường, làm tốt trách nhiệm của người lái xe chứ không lo chuyện “làm luật” và đối phó với cơ quan chức năng, như suốt thời gian qua.
Bài, ảnh: Nguyễn Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà