Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều hộ dân chưa chịu di dời

Thứ bảy, 14/03/2015 - 06:36

(Thanh tra)- Hơn 10 năm qua, những kỳ vọng đổi thay từ khi Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến được triển khai vẫn chỉ là chiếc “bánh vẽ”. Những hộ đã chuyển đến khu tái định cư (TĐC) cũng như những hộ chưa di dời tại thôn Thanh Xuân, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa đang sống khổ sở trong tình trạng không đường, điện phải mắc nhờ, không nước sạch...

Khu TĐC còn nhiều bất cập về cơ sở hạ tầng. Ảnh: Văn Thanh

Khu TĐC dang dở

Ông Lương Văn Hoành, Trưởng đội 9, thôn Thanh Xuân, xã Hoằng Hải ngán ngẩm cho biết: Cuộc sống của chúng tôi ở đây khổ lắm. Ở khu TĐC, các nhà đầu tư giống như đem con bỏ chợ, họ trả tiền lấy đất xong là thôi, điện thì phải đi mắc nhờ, đường đi vào mùa mưa thì lầy lội nước lên tận đầu gối. Vì thế, các hộ còn lại chán không muốn di dời, vì trong quy hoạch đường xá được vẽ khang trang, sạch đẹp nhưng thực tế có gì đâu. Mấy xã bên trong khu vực sinh thái như: Hoằng Tiến, Hoằng Trường, Hoằng Thanh, các nhà đầu tư làm rất tốt về cơ sở hạ tầng, chỉ có riêng Hoằng Hải vẫn còn dở dang. Chưa hết, nhà đầu tư cũng hoạt động cầm chừng như để giữ đất. Dân không có đất sản xuất, dự án lại không có chương trình hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho bà con nên người thì đi làm thuê trên tỉnh, người thì bỏ quê đi làm ăn xa. Khu đất 20ha vốn trước kia là đất 2 lúa, nay bỏ hoang.

Gia đình ông Trương Văn Lập, đội 9, thôn Thanh Xuân, một trong những hộ đã chuyển đến khu TĐC được mấy năm nay, không khấm khá hơn so với nơi ở cũ, 10 con người chen chúc trong một mái nhà.

Nhiều hộ dân ở khu TĐC cho hay, nhường đất cho dự án, gia đình về khu TĐC từ năm 2005. Những tưởng về nơi ở mới sẽ có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ. Ai ngờ, cứ đến mùa mưa là lại phải sống chung với cảnh ngập lụt, đường thì lầy lội, nước thì có mùi tanh hôi màu gạch cua, phải làm hệ thống ống dẫn nước cách xa hàng chục mét để có nước sạch sinh hoạt.

Hơn 40 hộ dân vẫn chưa di dời

Dự án khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến được triển khai năm 2004, qua 4 xã ven biển, với 7 nhà đầu tư khác nhau. Hiện, các xã khác trong vùng dự án đã tương đối ổn định giải phóng mặt bằng, đền bù TĐC. Duy chỉ còn xã Hoằng Hải còn gặp nhiều khó khăn, chưa thể giải quyết triệt để.

Thôn Thanh Xuân có trên 80 hộ phải di dời, nhưng cho đến nay vẫn còn hơn 40 hộ chưa di dời, trong đó có 33 hộ nằm trong dự án đường vành đai 22m, các hộ còn lại là nằm ngoài dự án đường 22m. Tại thôn, chúng tôi chứng kiến những ngôi nhà khang trang đẹp đẽ mà chủ nhà vất vả xây nên nhưng rồi một ngày nào đó nó sẽ phải bị phá bỏ để thực hiện dự án. Bên cạnh đó, có những hộ đang phải sống trong ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn không dám tu sửa vì trong diện phải di dời.

Bà Nguyễn Thị Thớm, một hộ dân nằm trong diện phải đền bù, di dời chia sẻ: “Tuổi tôi gần về với tổ tiên rồi, số tiền đền bù họ tính có 13.000 đồng/m2 (theo đơn giá năm 2005). Nếu đến khu TĐC, tôi làm gì có thêm tiền làm nhà để ở, đành liều ở lại vậy”.

Còn bà Trần Thị Tiện cho biết: Gia đình có hơn 4 sào cả đất ở và đất vườn, họ chỉ trả cho 72 triệu đồng, với số tiền này thì đến nơi ở mới không đủ xây nổi một căn nhà. Đó là còn chưa kể gia đình tôi chỉ nhận được 200m2 đất ở, ngoài ra nhà đầu tư còn yêu cầu nộp thêm 3 triệu đồng nữa. Với giá quá rẻ mạt như vậy thì làm sao chấp nhận được. Vì không nhận tiền đền bù, nên gia đình tôi không di dời.

Cũng vì nhiều bất cập trong công tác kiểm kê và đền bù, hộ bà Nguyễn Thị Dần không thỏa thuận với nhà đầu tư để di dời. Ngôi nhà cấp 4 của gia đình bà đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn không thể sửa chữa hay xây mới.

Ông Lê Văn Nhuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa giải thích: Người dân chưa chịu di dời vì họ chưa đồng ý với giá cả, nhưng giá đền bù tại thời điểm năm 2003 là hoàn toàn đúng với mức giá Nhà nước quy định. Tại thời điểm đó, các nhà đầu tư đã đưa tiền đền bù nhưng nhiều hộ dân không ký vào quyết định di dời. Về nguyên tắc, Nhà nước không thể phê duyệt lại giá đền bù. Huyện đã nhiều lần cùng với nhà đầu tư thỏa thuận với các hộ, tuy nhiên người dân vẫn không thống nhất. Đến nay, huyện vẫn chưa có giải pháp nào tạo sự đồng thuận để người dân nhường đất cho dự án. Còn những bất cập tại khu TĐC chúng tôi cùng với các nhà đầu tư đang từng bước khắc phục.

Văn Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.

Nguyễn Điểm

16:01 13/12/2024
Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm