Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhận diện “nút thắt” trong khiếu kiện hành chính về đất đai

Thứ bảy, 04/01/2014 - 13:35

(Thanh tra) - Đó là mục đích của hội thảo “Bảo đảm quyền khiếu kiện hành chính về đất đai trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta”, do Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam tổ chức ngày 3/1.

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo ông Bùi Ngọc Tảo, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai đang động chạm đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức, dẫn đến nhiều khiến kiện hành chính về đất đai thời gian qua.

Chỉ tính khoảng 10 năm trở lại đây, tình hình khiếu kiện hành chính về đất đai có diễn biến phức tạp, chiếm đến hơn 70%, có thời điểm lên đến 80% các khiếu kiện hành chính và theo chiều hướng ngày càng gia tăng. Các vụ khiếu kiện tồn đọng, phức tạp, kéo dài cũng chủ yếu liên quan đến đất đai.

Ông Võ Đình Toàn- Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, cho rằng, vấn đề lớn trong khiếu kiện hành chính về đất đai liên quan đến việc thu hồi đất nông nghiệp trong điều kiện thể chế về đất đai rất phức tạp, chồng chéo, khó áp dụng, nhiều cách hiểu dẫn đến khiếu kiện, cơ chế áp dụng… 

Muốn giải quyết tình trạng khiếu kiện hành chính liên quan đến đất đai, ông Toàn đề xuất, cần phải bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, rà soát lại các qui định của Luật Tố tụng Hành chính, bổ sung thêm các qui định xác định tiêu chí đánh giá văn bản là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, làm cơ sở xác định đối tượng khởi kiện cũng như điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các qui định của Luật Tố tụng Hành chính, bảo đảm công dân có thể hiểu đúng quyền khiếu kiện của mình trong lĩnh vực đất đai, có cách thức, phương pháp quản lý đất đai khoa học...

Luật sư Nguyễn Thanh Bình cho biết, khiếu kiện hành chính về đất đai bắt nguồn từ việc người khiếu kiện cho rằng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính về đất đai hoặc thực hiện hành vi hành chính trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ, chủ yếu là quyền sử dụng đất hoặc các lợi ích khắc gắn liền với quyền sử dụng đất... Cho nên, hạn chế được việc ban hành các quyết định hành chính về đất đai bất hợp pháp là hạn chế được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình khiếu kiện về đất đai.

Còn theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội), một trong các giải pháp để bảo đảm quyền khiếu kiện của người dân về tranh chấp đất đai là phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, không để tình trạng "chỉ giải quyết cho hết trách nhiệm".

Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, GS.TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng UBND các cấp cần phối hợp với Bộ chủ động làm việc trao đổi thông tin để thống nhất phương án giải quyết, không để dây dưa, kéo dài để hết thời hiệu hoặc chỉ giải quyết cho hết trách nhiệm, làm phát sinh thêm số vụ việc tồn đọng. 

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém; xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm. Tăng cường đối thoại, vận động, thuyết phục người dân; bên cạnh đó cần kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình lợi dụng việc khiếu kiện để gây rối, kích động khiếu nại, tố cáo, nhất là khiếu nại, tố cáo đông người.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm