Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngư dân phập phồng nỗi lo “âu thuyền”

Thứ ba, 01/10/2013 - 13:53

(Thanh tra)- Mặc dù được đầu tư hàng chục tỷ đồng làm nơi cho tàu thuyền vào tránh bão, nhưng vì thiết kế và xây dựng bất hợp lý, khiến cho âu thuyền Phú Hải, nằm trên địa bàn xã Phú Hải, huyện Phú Vang, trở thành nỗi ám ảnh của ngư dân mỗi mùa bão về.

Âu thuyền Phú Hải được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng lại rất có ít tàu vào neo đậu. Ảnh: Trần Quốc

Dự án âu thuyền tránh bão Phú Hải, nằm trên địa bàn xã Phú Hải, huyện Phú Vang do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư với tổng số vốn lến đến 42 tỷ đồng. Được xây dựng trên diện tích 11,6ha mặt nước, công suất thiết kế bảo đảm cho hơn 500 tàu thuyền vào âu neo đậu.


Đây là dự án lớn, mang tính khả thi cao nên được đông đảo ngư dân vùng ven biển ủng hộ. Sau 2 năm được đưa vào sử dụng, âu thuyền Phú Hải đã không phát huy được tác dụng, mà ngược lại, nó đang trở thành “cái bẫy” đối với tàu thuyền mỗi khi vào đây neo đậu.


Sau khi nhận được tin phản ánh, chúng tôi đã tìm về âu thuyền Phú Hải và nghe rất nhiều ngư dân “kể khổ” khi cho tàu thuyền vào đây neo đậu.

Không phát huy được tác dụng, ngược lại âu thuyền Phú Hải đang trở thành cái bẫy đối với tàu thuyền mỗi khi ra vào. Ảnh: Trần QuốcNgư dân Trần Văn Cư, ở thôn Cư Lại Bắc, chủ tàu TTH-34066 cho biết: “Những năm trước, con lạch này rộng và sâu lắm, 2 chiếc tàu lớn chạy ngược chiều vô tư. Giờ đây, lạch bị bồi lấp nên nhiều đoạn cạn chỉ còn có 0,5m, đoạn sâu nhất cũng chỉ có 2m khiến cho nhiều tàu thuyền vào âu neo đậu bị mắc cạn”.


Được xem là âu thuyền lớn bậc nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhưng vào những giờ cao điểm, âu thuyền Phú Hải cũng chỉ đón tiếp được khoảng từ 70 - 80 lượt tàu thuyền lớn nhỏ vào neo đậu. So với công suất thiết kế, đây quả là một con số quá khiêm tốn đối với âu thuyền này.


Với kinh nghiệm gần 2 năm cho tàu thuyền ra vào neo đậu ở âu thuyền Phú Hải, anh Nguyễn Văn Việt có thể chỉ ra từng đoạn lạch sâu, cạn phía trước âu thuyền. Thế nhưng, anh Việt cũng đã rất nhiều lần cực khổ, huy động tàu thuyền của ngư dân trong thôn ra kéo tàu mình vào bến... do bị mắc cạn. “Mỗi lần bị mắc cạn, tôi phải bỏ ra từ 2 -  3 triệu đồng để thuê thuyền khác kéo vào. Với tình hình này, nếu không được cải thiện sớm thì ngư dân chúng tôi không ai dám cho tàu thuyền vào âu nữa”, anh Việt nói.


 Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù trước khi âu thuyền được khởi công xây dựng, người dân đã cảnh báo cho chủ đầu tư biết về việc luồng lạch bị bồi lấp, không có độ sâu... nhưng chủ đầu tư đã không quan tâm, dẫn đến nghịch lý là nay có âu thuyền nhưng ngư dân không dám đưa tàu vào neo đậu.


 Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hải cho biết: “Khi thiết kế kỹ thuật, các nhà đầu tư đã quên tìm hiểu kinh nghiệm của người dân, nhất là những ngư dân đi biển lâu năm để họ tham gia, đóng góp ý kiến vào việc thiết kế dự án. Đến bây giờ đưa vào sử dụng, âu thuyền thực sự gây nhiều khó khăn cho ngư dân mỗi khi ra vào neo đậu”.

Trần Quốc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm