Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/04/2011 - 08:06
(Thanh tra)- Đầu năm 2011, sau khi một số thị trường khu vực Trung Đông và Bắc Phi gặp sự cố thì Malaysia được đánh giá là thị trường hấp dẫn của xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam.
Malaysia vừa quyết định cho phép các doanh nghiệp (DN) của họ tuyển dụng 45.000 lao động nước ngoài trong năm 2011. Hiện, các DN Malaysia đang thiếu gần 90.000 lao động để phân bổ cho 13 khu vực sản xuất, kinh doanh cỡ nhỏ. Các ngành nghề cần lao động là, dệt may, nhà hàng - khách sạn, xây dựng, sản xuất - chế tạo (có ngành đang cần 10.000 lao động), trong đó dệt may là ngành có mức lương thấp nhất, bình quân 3,5 triệu đồng/tháng và ngành sản xuất - chế tạo, điện tử, làm việc tại nhà máy có mức lương bình quân 6,5 triệu đồng/tháng.
Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, từ năm 2002 đến nay, đã có trên 190.000 lượt lao động Việt Nam được đưa sang làm việc tại 12/13 bang của Malaysia, tập trung các lĩnh vực: Sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình. Hiện, có 138 DN XKLĐ được phép đưa lao động sang làm việc tại Malaysia. Đây là thị trường khá cởi mở và có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn và phù hợp với lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường được nhiều DN lựa chọn để thực hiện Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020” theo chủ trương của Chính phủ
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cho biết, hiện lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia có mức lương cơ bản khoảng 21RM/ngày, cộng với các khoản tiền làm thêm giờ, thu nhập của người lao động (NLĐ) đạt khoảng 750RM/tháng (khoảng 5 triệu đồng) trở lên. Đây là mức thu nhập, theo ông Quỳnh, NLĐ Việt Nam chấp nhận được. Sau ảnh hưởng kinh tế thế giới năm 2008, từ cuối năm 2009, nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư của Maylaysia đã tăng trở lại. Năm 2010, Việt Nam đã có gần 12.000 lao động sang thị trường này.
Theo thẩm định và đánh giá của các DN XKLĐ thì ở Malaysia, các DN về dịch vụ khách hàng, khách sạn, dệt may (mỗi DN thiếu khoảng 2.000 lao động) và điện tử đang thiếu lao động trầm trọng, rất cần tuyển lao động nước ngoài. Mới đây, Cty Cổ phần Thương mại Châu Hưng vừa ký hợp đồng cung ứng lao động cho Malaysia, làm việc tại 4 nhà máy lớn chuyên sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, máy tính của Nhật Bản đầu tư tại nước này. Điều kiện mà các DN đưa ra: Nữ lao động phổ thông tuổi từ 18 - 30, có sức khỏe, thị giác tốt, không mù màu, dị tật tay. Dù chi phí đi Malaysia làm việc không nhiều, chỉ hơn 20 triệu đồng, nhưng NLĐ nghèo vẫn gặp không ít khó khăn khi làm thủ tục vay vốn. Nhiều DN đã phải áp dụng chính sách cho lao động đi làm việc trước, khấu trừ sau. Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách này, DN gặp không ít rủi ro, bởi nhiều lao động đã trốn ra ngoài làm việc sau khi sang Malaysia.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài cao, nhưng ý thức tổ chức kỷ luật kém là một trong những “rào cản” của lao động Việt Nam. Ông Nguyễn Tiến San, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia cho biết, lao động Việt Nam phần lớn thiếu ý thức kỷ luật như: Không vừa ý là nghỉ việc; sinh hoạt thiếu ngăn nắp; lao động nam thì uống rượu bia... Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam với 12 quốc gia khác có lao động sang làm việc ở Malaysia. Mặt khác, công tác quản lý lao động của ta còn yếu nên để phát sinh nhiều vụ việc phức tạp. Hiện, có 138 DN được phép khai thác thị trường này, trong số này có hơn 40 DN có số lao động đang làm việc ở Malaysia là hơn 150 người, nhưng hiện chỉ có 3 DN có đại diện tại Malaysia. Việc báo cáo danh sách lao động cho Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia không được thực hiện nghiêm túc (năm 2010 chỉ có 23/74 DN thực hiện báo cáo) nên khi có vụ việc phát sinh khó có thể phối hợp giải quyết, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.
Để ổn định và phát triển thị trường Malaysia, các cơ quan chức năng đề nghị các DN kiểm tra, lựa chọn kỹ đối tác, đơn hàng trước khi ký hợp đồng; xử lý nghiêm các DN vi phạm hợp đồng; chú trọng đến công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm việc tại Malaysia; các DN phải quan tâm đến công tác quản lý lao động tại Malaysia.
Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cũng kiến nghị Cục Lao động, Bộ Nguồn lực Malaysia kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các DN sử dụng lao động Việt Nam trong việc thực hiện hợp đồng; tạo điều kiện làm thủ tục bảo hiểm cho NLĐ và xử lý nghiêm chủ sử dụng không làm thủ tục gia hạn giấy phép làm việc cho lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, Cục sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; tăng cường công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam tại Malaysia; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa Cục, DN và địa phương trong việc tuyển chọn lao động... nhằm đẩy mạnh việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia trong thời gian tới.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền