Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/03/2011 - 10:04
(Thanh tra)- Kết quả cuộc khảo sát do Viện Khoa học Lao động - Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tiến hành tại 4 tỉnh là Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Thái Bình, nơi có nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài (Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia về nước trong thời gian từ năm 2004 - 2009) cho thấy, xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo bà Nguyễn Thu Nga, trưởng nhóm khảo sát thuộc Viện Khoa học Lao động - Xã hội, trước khi đi XKLĐ, 88,3% lao động đang có việc làm nhưng chủ yếu là các công việc chất lượng thấp, công nghệ lạc hậu và phần lớn không thuộc diện được ký hợp đồng lao động. Với ước mơ thoát nghèo, người lao động (NLĐ) đặt tất cả kỳ vọng vào công việc ở nước ngoài. Qua khảo sát có đến 100% NLĐ phải vay tiền để trang trải các khoản chi phí liên quan đến việc đi XKLĐ. Trong đó, 2/3 số lao động phải vay hoàn toàn từ ngân hàng, một số phải vay của tư nhân với lãi suất cao. Đáng chú ý, chi phí chính thức làm hồ sơ XKLĐ chiếm 80% tổng kinh phí. Phần còn lại là các chi phí học hành, đào tạo, làm visa, hộ chiếu và cả cho “cò” XKLĐ. Phần đông NLĐ không biết rõ về các khoản phải nộp chính thức cho doanh nghiệp XKLĐ và một bộ phận phải nộp chi phí cao hơn so với quy định. Dù đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan, nhưng bình quân thời gian hoàn tất thủ tục (từ khi nộp hồ sơ đến khi được xuất cảnh) phải mất gần 6 tháng.
Đánh giá của Cục Quản lý Lao động ngoài nước cũng cho thấy, thời gian làm việc của NLĐ khá căng thẳng, bình quân 11,4 giờ/ngày, trong đó, cao nhất là giúp việc gia đình (13,6 giờ/ngày) và chăm sóc người bệnh (11,8 giờ/ngày). Thu nhập thực tế của NLĐ từ việc làm ở nước ngoài cao hơn nhiều so với thu nhập từ việc làm khi còn ở trong nước, bình quân gấp từ 5 - 6,2 lần. Tuy nhiên, mức lương lao động người Việt Nam vẫn thấp hơn so với mức lương của lao động người bản địa hoặc lao động làm thuê đến từ các quốc gia khác.
Một bất cập khác trong quá trình đưa lao động đi XKLĐ và sau khi trở về nước là các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm với họ, dẫn đến những thiệt thòi cho lao động. Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, theo nhóm nghiên cứu, do việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động XKLĐ chưa thường xuyên, chưa phát hiện được nhiều tiêu cực ở cơ sở. Công tác giám sát việc ký kết hợp đồng lao động không chặt chẽ dẫn đến đa số các hợp đồng không bảo đảm được quyền lợi của NLĐ. Dù hầu hết các tỉnh, TP đều có đề án XKLĐ, hỗ trợ cho NLĐ vay vốn... nhưng việc tuyên truyền chính sách XKLĐ ở địa phương vẫn chưa sâu rộng. Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức của NLĐ về quyền lợi của mình chưa cao. Đa số lao động đi xuất khẩu là lao động trẻ, phần lớn xuất thân từ nông thôn, trình độ còn thấp.
Trước thực trạng này, đại diện sở LĐ-TB&XH của 4 địa phương được khảo sát (Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang) kiến nghị, thời gian tới, các bộ, ngành liên quan cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với lao động từ nước ngoài trở về. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp XKLĐ với các địa phương để nắm rõ tình hình của các lao động trở về và có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa khẳng định: Tới đây, phải tăng cường bảo vệ lợi ích, quyền lợi của NLĐ, không những trước khi đi mà cả trong quá trình họ làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước. Các cơ quan quản lý phải cố gắng thông tin đến người dân, tránh tình trạng cò mồi, lừa đảo NLĐ. Bên cạnh trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội cần tham gia nhiều hơn ngay từ trong quá trình tư vấn ở trong nước cho NLĐ đến quá trình làm việc của họ ở nước ngoài, cũng như thu hút số lao động này vào làm việc trong nước.
Thanh Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý