Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lao động trở về từ Libya cần sự giúp đỡ từ nhiều phía

Thứ năm, 17/03/2011 - 08:53

(Thanh tra)- Ông Dương Đức Chỉnh, Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Phú Thọ cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 119 lao động Phú Thọ tại Libya đã trở về an toàn. Tuy nhiên, phần lớn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vì vậy họ đang rất cần sự chung tay giúp đỡ từ phía các cấp, các ngành.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Phùng Thế Hạnh, trú tại phường Minh Nông, TP Việt Trì. Anh Hạnh cho biết: “Sau khi xảy ra bạo loạn, tôi cùng các lao động Việt Nam khác được đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ. Sau 7 ngày, 7 đêm “sống trong sợ hãi”, đến 3 giờ sáng ngày 7/3, tôi đã trở về quê  an toàn”. Dù vậy, anh Hạnh hiện rất lo lắng: “Số tiền gia đình lo cho tôi đi xuất khẩu lao động tại Libya đến nay vẫn chưa trả hết. Vì vậy, tôi chỉ mong sao có cơ hội đi xuất khẩu lao động ở một nước thứ ba để có khả năng trả hết nợ cũ, đồng thời có thêm đồng vốn làm ăn”.

Được biết, chi phí cho lần đi xuất khẩu này của anh Hạnh lên đến gần 50 triệu đồng. Với mức lương 275 USD/tháng, ngoài chi phí ăn uống và những chi tiêu cá nhân khác, trung bình một tháng anh cũng để dành được một khoản tiền gửi về nhà. Sự cố xảy ra bất ngờ, nên trước khi về nước, anh còn chưa kịp lấy 2 tháng lương còn lại.

Cũng giống với trường hợp của anh Hạnh, anh Lê Văn Lộc, trú tại TP Việt Trì, phải về nước sớm khi hợp đồng lao động vẫn chưa hết hạn. Hoàn cảnh gia đình anh Lộc rất khó khăn vì phải nuôi mẹ già gần 90 tuổi, 2 con đang trong tuổi đến trường. Lương công nhân may của vợ anh cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng/tháng.

Mong muốn thay đổi kinh tế gia đình, anh chị bàn nhau vay lãi 2.000 USD, tìm người môi giới để đi xuất khẩu lao động. Sau gần 1 năm chờ đợi, tháng 7/2010, anh lên đường sang Libya. “Chúng tôi làm việc quần quật tại các công trường, song đồng lương cũng không phải là cao. Mỗi tháng cộng cả tiền làm thêm, tôi cũng bỏ ra được gần 300 USD”. Số tiền này đối với người lao động như anh cũng có thể được coi là một khoản tiền kha khá, cố gắng làm ăn tích cóp chắc cũng đủ giúp trả hết nợ nần, lại có thêm khoản vốn giúp sau này làm ăn dễ dàng hơn. Thế nhưng, hiện giờ anh Lộc trở về quê với 2 bàn tay trắng vì vẫn chưa kịp lấy lương. “May mắn là về đến sân bay, tôi được nhận 1 triệu đồng hỗ trợ từ phía Bộ LĐ-TB&XH nên còn có đủ tiền bắt xe về nhà”, anh Lộc nói. Mong muốn lớn nhất của anh Lộc bây giờ là có một công việc ổn định giúp nuôi sống gia đình và dần trả được hết nợ.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, có rất nhiều trường hợp lao động của tỉnh Phú Thọ mới chỉ sang Lybia chưa đầy 10 ngày đã phải chân ướt chân ráo trở về Việt Nam. Trao đổi với PV, đại diện Sở LĐ-TB&XH cho biết, hiện nay Sở không có bất cứ nguồn kinh phí nào để có đủ khả  năng hỗ trợ một phần khó khăn cho các lao động vừa trở về từ Libya. Song, “Sở sẽ cố gắng tạo mọi điều kiện để giúp đỡ các lao động này có một công việc ổn định tại các doanh nghiệp trong nước. Đối với lao động có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động ở một nước thứ ba, chúng tôi sẽ xem xét và cố gắng tạo mọi điều kiện”, đại diện Sở LĐ-TB&XH Phú Thọ nói.

Anh Lê Văn Lộc (và vợ) mong có công việc ổn định giúp nuôi sống gia đình và trả nợ.

 Phương Nhung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm