Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 05/07/2013 - 09:10
(Thanh tra)- Từ TP Thanh Hóa vượt gần 40km, chúng tôi tìm về xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, nơi có nhiều núi đá làm nguyên liệu cho chế tác các sản phẩm mỹ nghệ. Từ khi làng nghề chế tác đá mở ra đã giúp người dân địa phương có thêm công ăn việc làm, ổn định cuộc sống. Thế nhưng, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Vĩnh Ninh đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) không khí và bột đá.
Ô nhiễm ở một cơ sở điêu khắc đá ở Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh
>>Kỳ I: Mạng sống giao cho “thần núi”
>>Kỳ II: “Thổ phỉ” đá phá nát nhiều quả núi Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
Mặc dù còn xa khu vực làng nghề, nhưng tiếng khoan, tiếng đục, tiếng máy cắt đá đã vang chát chúa bên tai. Đến gần hơn, bầu không khí như nặng trĩu bởi bụi đá. Ở các cơ sở chế tác đá, những lao động đang miệt mài, say sưa với công việc của mình.
Bụi đá vây quanh các thợ điêu khắc không mang bảo hộ lao động. Ảnh: Văn Thanh
Để có nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc chế tác các sản phẩm này, các chủ sản xuất phải đấu mối với các chủ lò đá ở địa phương. Đá được nổ mìn, lấy từ các núi, chọn các cục không om rồi chở bằng ô tô, công nông về các cơ sở chế tác. Sau đó, đá được các lao động tỉ mẩn đục đẽo thành các sản phẩm, kích cỡ, hình thù khác nhau, tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách. Để tạo nên được các sản phẩm từ đá, các lao động ở đây đều phải dùng máy khoan, máy mài, máy cắt, đục để xử lý nên phế phẩm bụi đá bay khắp nơi, gây ONMT không khí nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người dân ở đây bức xúc: Các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ ở làng nghề Vĩnh Ninh chủ yếu nằm dọc theo tuyến quốc lộ nên khi lao động sản xuất, chế tác, bụi đá bay khắp nơi làm bầu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngày nắng, người đi đường qua đây liên tục phải hứng chịu bụi đá bay lả tả vào mặt. Ngày mưa, nước bột đá của các cơ sở sản xuất đá xẻ, đá ốp lát, đá mỹ nghệ chảy lênh láng tràn ra cả đường giống như những dòng sữa trắng. Việc ONMT không khí, bột đá có thể là tác nhân gây ra các bệnh về mắt, đường hô hấp, thính giác, ngoài da. “Không chỉ ô nhiễm không khí mà tiếng ồn do công nhân đục đẽo đá cũng làm cho dân chúng tôi rất mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ”, ông Tuấn than thở.
Theo quan sát của PV, tại các cơ sở sản xuất, những người thợ khi làm việc đều không đeo kính hay găng tay để bảo vệ mà chỉ dùng các dụng cụ như: Máy mài, đục, bô lăng xích, tời và những bộ quần áo đã cũ bám đầy bụi đá.
Anh Lê Văn Cường, một lao động tại cơ sở chế tác đá mỹ nghệ cho biết: “Vào làm ở đây, chúng tôi vẫn được chủ cơ sở sản xuất trang bị khẩu trang, găng tay, kính bảo vệ mắt, nhưng khi làm việc thì không mấy sử dụng, trừ những lúc thật cần thiết, bởi nếu sử dụng găng tay khi đục đá rất vướng và khó làm, nếu đeo kính thì bột đá bám vào sẽ làm mờ mắt kính nên phải thường xuyên lau đi lau lại nhiều lần, còn đeo khẩu trang thì nóng và khó thở. Vì thế, hằng ngày chúng tôi ít khi sử dụng bảo hộ lao động. Biết là hít phải bột đá là có hại cho sức khỏe, thế nhưng vì miếng cơm, manh áo nên tôi đành phải “đánh đu” với nghề”.
Thải bột đá tràn ra kênh
Chúng tôi ngược về xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, nơi có một số cơ sở sản xuất đá mài, đá ốp lát đang gây ONMT gây bức xúc trong dư luận.
Từ UBND xã Đông Quang vào khu vực các cơ sở sản xuất đá này chỉ một đoạn ngắn, thế nhưng do trời mới mưa nên bùn nhão kết hợp với bột đá làm đường trơn trượt. Hai bên đường, những cục đá to nằm lù lù như các tân binh khổng lồ án ngữ khu làng nghề, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Tiếng máy xẻ, máy mài kêu ầm ầm. Nước bột đá trắng xóa bắn tứ tung, chảy thành từng dòng tràn khắp nơi rồi thải ra kênh cụt. Cứ thế, hằng ngày các cơ sở sản xuất đá ở đây thải ra một lượng chất thải bột đá khá lớn, làm ách tắc dòng chảy tuyến kênh cụt, gây ONMT nguồn nước, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát lũ mỗi khi mùa mưa đến.
Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Mai Hương Sơn, Chủ tịch UBND xã Đông Quang thừa nhận: Có việc các cơ sở sản xuất đá trên địa bàn gây ô nhiễm, thải nước bột đá tràn ra kênh cụt. Hồi đầu năm, chính quyền địa phương đã phải yêu cầu các hộ sản xuất đá thuê máy múc xúc bột đá từ kênh cụt đưa đi nơi khác san lấp, tập kết. Tháng nào địa phương cũng xuống kiểm tra, nhắc nhở các hộ sản xuất phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Địa phương cũng đã có chủ trương di chuyển các cơ sở sản xuất này vào khu vực đã quy hoạch, thế nhưng do đang trong thời kỳ kinh tế suy thoái nên các hộ chưa di chuyển được. “Cách đây hơn 1 tháng, đoàn cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Thanh Hóa) đã về kiểm tra tình trạng ONMT ở khu công nghiệp này, đồng thời ra văn bản xử phạt hành chính đối với 3 cơ sở sản xuất đá vì gây ONMT”, ông Sơn nói.
Được biết, ngoài các cơ sở sản xuất đá nói trên, tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn rất nhiều điểm sản xuất, xưởng chế biến đá ở các xã Đông Hưng, thị trấn Nhồi, xã Đồng Thắng, xã Tân Phúc đang ngày đêm xả các chất thải ra bầu không khí, gây ONMT.
Văn Thanh
Kỳ cuối: Những con số “không” đáng giật mình
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà