Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 29/04/2015 - 06:32
(Thanh tra)- Nếu chỉ nghe mà không trực tiếp chứng kiến các lò giết mổ lợn tại Bà Rịa - Vũng Tàu thì không thể hình dung được hiện tượng “bảo kê”, buông lỏng công tác quản lý, cũng như sự thiếu ý thức của các chủ lò giết mổ, dẫn đến tình trạng thịt lợn mất an toàn vệ sinh thực phẩm và nguy cơ dịch bệnh được tung ra thị trường một cách thiếu kiểm soát.
Cảnh tượng kẻ giết mổ trong các lò giết mổ lợn tại TP Vũng Tàu. Ảnh: Lâm Bắc
Hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 35 điểm và cơ sở giết mổ gia súc, trong đó riêng TP Vũng Tàu 6 lò mổ, nhưng chỉ có 31 lò giết mổ lợn được cấp giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh. Trung bình mỗi ngày, các lò giết mổ khoảng từ 300 - 400 con lợn, cung cấp thịt cho thị trường bao gồm từ các chợ, đến sạp bán lẻ, cho đến cả các tàu ngoài biển và giàn khoan.
Chứng kiến hoạt động ở hầu hết các lò giết mổ tại TP Vũng Tàu, chúng tôi thấy một vấn đề đặt ra: Vì sao các lò giết mổ lợn tạm bợ, không đúng tiêu chuẩn và quy trình lại được tồn tại nhiều năm trong các khu dân cư? Ai là người kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh từ các lò mổ vừa nêu?
Thực tế khi thâm nhập vào hầu hết các lò giết mổ lợn tại TP Vũng Tàu, chúng tôi đều không thấy lực lượng thú y đến kiểm tra, kiểm soát việc giết mổ và đóng dấu kiểm dịch. Thay vào đó là hiện tượng cán bộ thú y giao dấu kiểm dịch, trong đó có thể không loại trừ khả năng bán con dấu cho các chủ lò giết mổ tự đóng dấu kiểm dịch.
Tại lò giết mổ của hộ ông Trần Ngọc Tăng, rạng sáng ngày 8/4/2015, chúng tôi tận mắt chứng kiến người giết mổ lợn xong, tự lấy dấu kiểm dịch đóng vào con heo thịt trước khi được chở đi. Tại lò giết mổ của ông Nguyễn Trung Hoài, Lò giết mổ của ông Hoàng Văn Đại (đều ở TP Vũng Tàu), khi chúng tôi có mặt, hàng chục con heo tại đây đã được mổ thịt và đưa đi giao cho các chợ và điểm bán lẻ, nhưng không thấy bất cứ cán bộ thú y nào kiểm tra.
Trở lại lò giết mổ của ông Nguyễn Văn Phất, việc giết mổ lợn diễn ra từ 2 giờ sáng, nhưng đến hơn 3 giờ mới thấy cán bộ thú y xuất hiện. Lúc này đã có một ô tô chở thịt không đóng dấu kiểm dịch chuyển đi, nhưng vị cán bộ thú y này không kiểm tra. Cũng tại lò giết mổ này, nhiều tay thợ mổ cởi trần, không trang thiết bị bảo hộ lao động, kéo heo ra hành lang làm thịt, nhưng cán bộ thú y nọ vẫn làm ngơ.
Thợ giết mổ lợn tại TP Vũng Tàu đang tự đóng dấu kiểm dịch tại lò giết mổ. Ảnh: Lâm Bắc
Những gì đang diễn ra tại các lò giết mổ lợn ở TP Vũng Tàu đã phần nào lý giải tại sao các lò giết mổ không đủ điều kiện và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác. Những dấu hiệu vừa nêu còn cho thấy, đã có sự “cấu kết” giữa các chủ lò giết mổ với một số cán bộ thú y kiểm dịch, dẫn đến tình trạng một lượng lớn thịt heo tiêu thụ trên địa bàn TP Vũng Tàu không được kiểm soát.
Ông Hà Lâm Quỳnh, phụ trách Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác nhận: Việc cán bộ thú y nếu giao dấu kiểm dịch cho chủ cơ sở lò giết mổ lợn là nghiêm cấm, vi phạm nghiêm trọng Quy định Kiểm dịch thú y.
Theo thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 8/4/2015, lò của ông Phất giết mổ 60 con heo, ngày 9/4/2015 là 62 con và ngày 10/4/2015 là 64 con. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, thực tế sáng ngày 8/4/2015, ít nhất lò của ông Phất đã giết mổ khoảng 120 con heo. Tương tự cùng ngày, lò ông Tăng giết mổ khoảng trên 70 con heo, nhưng báo cáo về Chi cục Thú y tỉnh chỉ 30 con. Ngay như lò ông Hoài lúc 2 giờ 30 phút sáng ngày 10/4/2015, khi chúng tôi có mặt, đã thấy một xe tải chở thịt đi giao, tại lò còn trên chục con heo đã chọc tiết, nhưng báo cáo lên Chi cục Thú y chỉ giết mổ 16 con.
Có thể thấy, nếu so với số lượng heo được kiểm soát theo báo cáo chỉ bằng khoảng một nửa so với thực tế giết mổ, thì mỗi ngày có hàng trăm heo lậu tiêu thụ trên địa bàn TP Vũng Tàu không qua kiểm dịch. Không chỉ mất kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch bệnh cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường, việc khai báo thiếu trung thực từ các lò giết mổ lợn còn có thể gây thất thoát ngân sách. Theo quy định, cứ một lần đóng dấu kiểm dịch heo chủ lò giết mổ nộp 7.000 đồng/con và tiền này phải được nộp vào ngân sách. Với số lượng chênh lệch lớn giữa báo cáo và thực tế giết mổ tại hàng chục lò giết mổ trên địa bàn, mỗi đêm ngân sách Nhà nước ở địa phương có thể thất thu một lượng tiền không nhỏ.
Nguy cơ bệnh dịch và ô nhiễm môi trường từ các lò giết mổ lợn tại TP Vũng Tàu
Ông Hà Lâm Quỳnh cho rằng, nguy cơ giết mổ mất vệ sinh an toàn thực phẩm và khó kiểm soát dịch bệnh từ các lò giết mổ gia súc và gia cầm trên địa bàn tỉnh rất cao. Những việc này Chi cục Thú y tỉnh đã biết, nhưng để ngưng các lò giết mổ này tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần có khu giết mổ tập trung, nằm ngoài khu dân cư để thay thế những lò giết mổ lợn nhỏ lẻ. Tuy nhiên, TP Vũng Tàu, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa có chủ trương triển khai đầu tư các lò giết mổ tập trung.
Cũng theo người phụ trách Chi cục Thú ý tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện lượng heo đưa về giết mổ trên địa bàn TP Vũng Tàu chủ yếu mua từ các trang trại ở tỉnh Đồng Nai, nên nếu có các lò giết mổ tập trung để thay thế thì việc kiểm soát không mấy khó khăn. “Chi cục Thú ý tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ lập trạm kiểm soát động thực vật tại 2 đầu cầu Cỏ May và cầu Cửa Lấp”, và “chỉ cần 3 tháng là sẽ kiểm soát hết” việc giết mổ, cũng như những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch bệnh, chống ô nhiễm môi trường - ông Hà Lâm Quỳnh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, với những thực trạng đang diễn ra, dư luận người dân của “thành phố du lịch” đang phân vân, “không biết nhận định về thị trường thịt lợn trên địa bàn” của người phụ trách Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đúng hay không?
Trúc Lâm - Duy Bắc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý