Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/04/2014 - 15:24
(Thanh tra) - Theo Đề án Tái cơ cấu (TCC) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011 - 2015 đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015 sẽ hoàn thành cổ phần hóa (CPH) 531 doanh nghiệp (DN), sáp nhập, hợp nhất 25 DN; giải thể, phá sản 16 DN và giao, bán 10 DN. Tuy nhiên kết quả thực hiện CPH 3 năm qua đạt thấp (99 DN) nên từ nay đến hết năm 2015, cả nước sẽ phải hoàn thành CPH 432 DN.
Tái cơ cấu DNNN chậm. Ảnh: TQ
Để đảm bảo thực hiện được lộ trình TCC DNNN đến năm 2015 thì một trong các vấn đề cần đặc biệt quan tâm là CPH, thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành và thay đổi về chất trong công tác quản trị DN. Trong đó, riêng về vấn đề CPH, theo ông Phạm Viết Muôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới DN, để hoàn thành được mục tiêu CPH 432 DNNN (trong diện phải CPH từ nay đến năm 2015) thì mỗi ngày trung bình phải CPH được một DN.
“Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là “bất khả thi”, nên cần đưa ra các đầu mục công việc, các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể thì mới có thể hoàn thành được, còn nếu không có thể dẫn đến tình trạng ùn ứ vào những ngày cuối cùng” - ông Muôn cảnh báo.
Theo báo cáo của Đảng ủy Khối DN Trung ương tại hội nghị “Đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN thuộc Khối DN Trung ương đến năm 2015” ngày 2/4, Đảng bộ Khối có 32 tập đoàn, tổng công ty và ngân hàng. Trong giai đoạn 2011 - 2015 có 28 đơn vị thuộc đối tượng cần xây dựng đề án TCC, nhưng hiện mới có 24 đơn vị được phê duyệt đề án, 4 đơn vị còn lại đang chờ phê duyệt.
Về thoái vốn, theo đề án TCC DNNN, tổng số DN cần thực hiện thoái toàn bộ vốn Nhà nước theo đề án là 642 DN. Số DN đã thực hiện thoái vốn xong kể từ khi đề án được phê duyệt là 167, với tổng số vốn thu về đạt trên 7,8 nghìn tỷ đồng. Như vậy từ nay đến cuối 2015, cũng còn gần 500 DN nữa cần phải thoái vốn toàn bộ khỏi các lĩnh vực như: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản và các lĩnh vực ngoài ngành khác.
Theo Đảng ủy Khối DN Trung ương, công tác TCC quản trị DN đã được các Đảng ủy trực thuộc và các đơn vị quan tâm triển khai đồng thời với các nhiệm vụ TCC theo đề án được phê duyệt. Các DN trong Khối đã tiến hành sửa đổi, bổ sung điều lệ và hoàn thiện hệ thống các quy chế, quy định quản lý nội bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự quản lý, điều hành. Trong đó, một số DN đã chủ động áp dụng các chuẩn mực quản trị và công cụ quản trị hiện đại, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động sẩn xuất khinh doanh.
Tuy nhiên, Đảng ủy Khối DN Trung ương nhận định, công tác đổi mới tại nhiều tập đoàn, tổng công ty còn chậm, chưa tương xứng với quy mô, vị thế của DN. Việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin, áp dụng công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại trong quản trị DN còn yếu…
Nguy cơ vỡ lộ trình TCC DNNN. Ảnh: TQ
“Quản trị DN là nội dung thường xuyên và cần liên tục hoàn thiện. Cần coi đây là cuộc đấu tranh giữa cái cũ với cái mới; giữa cái tiến bộ và cái bảo thủ, trì trệ. Nếu không làm tốt công tác này thì không bao giờ DN nâng cao được khả năng cạnh tranh, năng suất lao động cũng như chất lượng hàng hóa lên được. Do vậy, cần xem đây là một cuộc đấu tranh có khởi đầu nhưng không bao giờ có kết thúc bởi còn DN thì công tác quản trị DN còn cần hoàn thiện” - ông Phạm Viết Muôn nhấn mạnh.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tốc độ TCC DNNN trong thời gian qua diễn ra quá chậm. Nếu không có các giải pháp đồng bộ hóa giải những khó khăn vướng mắc và sự vào cuộc cả hệ thống trong việc CPH, thoái vốn, quản trị DN, chắc chắn rằng sẽ khó đảm bảo lộ trình đề ra, các chuyên gia khuyến cáo.
Để đảm bảo lộ trình TCC DNNN, Đảng ủy Khối DN Trung ương kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục đổi mới cơ chế giám sát, kiểm tra đối với DNNN, tập trung vào các nội dung như hoàn thiện khung khổ thể chế và pháp luật, đổi mới nội dung và cách thức giám sát, nâng cao năng lực và động lực giám sát…
Tăng cường việc kiểm tra, giám sát các bộ, ngành, địa phương, DN trong chỉ đạo và triển khai thực hiện các công việc đã đề ra, nghiêm túc thực hiện công tác báo cáo theo định kỳ để kịp thời có giải pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong quá trình TCC. Về lâu dài cần thống nhất trách nhiệm và đầu mối giám sát về một cơ quan chuyên trách quản lý DNNN của Chính phủ.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024(Thanh tra) - Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định. Đơn vị đã thực hiện tốt việc tổ chức quản lý, chữa trị, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, tạo việc làm, lao động trị liệu cho người nghiện ma túy.
Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024PV
Chu Tuấn
Trung Hà
Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh
Hương Giang
Vân Trang
Ngọc Giàu