Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khẩn trương, quyết liệt đưa lao động tại Libya về nước sớm nhất

Thứ bảy, 05/03/2011 - 10:43

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ phải tiếp tục khẩn trương, quyết liệt, bằng các biện pháp hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn và tiếp tục đưa người lao động Việt Nam tại Libya về nước trong thời gian sớm nhất.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cần tiếp tục khẩn trương, quyết liệt thực hiện việc đảm bảo an toàn cho lao động tại Libya và khẩn trương đưa lao động về nước.

Trưa 4/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng: Lao động, Thương Binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Hàng không Việt Nam… nhằm tiếp tục chỉ đạo các biện pháp cấp bách để đảm bảo an toàn, khẩn trương đưa đưa lao động Việt Nam làm việc tại Libya về nước.

Còn 289 lao động tại Libya

 
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, tính đến hết ngày 3/3/2011, đã có gần 10 nghìn lao động Việt Nam sơ tán khỏi Libya sang Ai Cập, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Malta…

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân.


Trong số đó, có gần 5.500 lao động đã và đang được đưa về Việt Nam. Số còn lại ở các nước thứ 3 bao gồm 1.600 ở Thổ Nhĩ Kỳ, 1.500 ở Tunisia, 300 ở Malta, 292 ở Algeria, 200 ở Ai Cập, 160 ở Hy Lạp và 139  ở Síp. Hiện, tất cả số lao động đang ở Ai Cập, Hy Lạp, Malta, Síp và khoảng 1.000 lao động tại thổ Nhĩ Kỳ đã được đặt vé máy bay để về Việt Nam.

Như vậy, hiện vẫn còn 289 người vẫn đang ở trong nội địa của Libya và vẫn giữ được liên lạc thường xuyên với số lao động này. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã làm việc với Văn phòng Đại diện Nhà nước Libya tại Việt Nam đề nghị hỗ trợ số lao động này về nước trong thời gian sớm nhất.

Phía Libya cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tất cả lao động Việt Nam rời khỏi Libya trong một vài ngày tới.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đây là chiến dịch giải cứu công dân lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Điều đáng mừng là đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin nào về trường hợp công dân của nước ta bị thương vong do sự mất ổn định về chính trị và xã hội ở Libya.

Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đánh giá Việt Nam là một trong những nước đầu tiên đã tích cực, khẩn trương đưa công dân của nước mình tại Libya về nước một cách an toàn và hiệu quả.

Đồng ý chủ trương hỗ trợ lao động tại Libya

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành chức năng chức năng đã bám sát 2 yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là bằng mọi biệu pháp đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho người lao động Việt Nam tại Libya và khẩn trương đưa lao động Việt Nam tại Libya về nước trong thời gian sớm nhất.

Nhấn mạnh tình hình Libya vẫn đang diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ cần tiếp tục khẩn trương, quyết liệt thực hiện các công việc này. Bên cạnh sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chúng ta phải sử dụng sức mạnh nội lực là chính.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Libya và các tổ chức quốc tế khẩn trương sơ tán số lao động Việt Nam còn lại hiện đang mắc kẹt tại Libya sang nước thứ 3.

Đồng thời, lên kế hoạch cụ thể, nhanh chóng đưa số lao động đã rời khỏi Libya về nước bằng mọi phương tiện như tiếp tục cử chuyên cơ của Hàng không Việt Nam, thuê máy bay của các hãng hàng không nước ngoài, vận động đối tác nước ngoài và các tổ chức quốc tế mua vé máy bay cho người lao động về nước…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đồng ý với kiến nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân về chủ trương thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động từ Libya về nước, đặc biệt đối với số lao động ở các huyện nghèo và số lao động mới sang Libya dưới 1 năm.


(Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm