Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khẩn cấp giải cứu tàu Vinashinlines trị giá 20 triệu USD

Thứ năm, 16/01/2014 - 21:41

(Thanh tra) - Ngày 3/1//2014, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì cuộc họp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm giải quyết dứt điểm vụ kiện giữa Vinashinlines và Cty GMS Marine Hàn Quốc, thông qua đó để giải phóng tàu Great Ocean. Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines, Vinashinlines khẩn trương đàm phán với phía GMS Marine và hoàn tất các thủ tục thanh toán số nợ tồn đọng cho phía GMS Marine trong vòng 30 ngày theo phán quyết của tòa án Trung Quốc.

Văn bản của Bộ GTVT liên quan đến vụ giải cứu tàu trị giá 20 triệu USD. Ảnh (chụp lại): Thế Lữ

Trước đó, Tổng Cty MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) ký hợp đồng với Cty Cổ phần Hàng hải Dầu khí Hải Âu để Cty này vận chuyển khối lượng nhiên liệu bay (Jet A-1) khoảng 10 ngàn tấn trị giá 11 triệu USD từ cảng Zhuhai (Trung Quốc) về Sài Gòn. Cty Cổ phần Hàng hải Dầu khí Hải Âu đã phối hợp với tàu biển Great Ocean của Cty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines) chuyên chở nhiên liệu bay.

Sau khi bơm đủ lượng nhiên liệu bay, tàu Great Ocean bị bắt giữ ngay tại cảng Zhuhai (Trung Quốc). Lý do bị bắt giữ vì Cty Vinashinlines bị Cty GMS Marine Hàn Quốc kiện ra Trung tâm Trọng tải Quốc tế và được tòa án Trung Quốc phán quyết: Phía Vinashinlines phải hoàn tất các thủ tục thanh toán số nợ tồn đọng cho phía GMS Marine Hàn Quốc trong vòng 30 ngày (kể từ ngày tàu bị bắt giữ). Tàu bị bắt giữ từ ngày 27/12/2013 tính đến nay đã 21 ngày. 

Trước sự cố một khối lượng lớn nhiên liệu bay không về kho cảng phía Nam đúng lộ trình sẽ có nhiều rủi ro tiếp theo, ngày 3/1/2014, VINAPCO có Văn bản số 28/XDHK-KDXNK gửi Bộ GTVT đề nghị hỗ trợ giải phóng tàu Great Ocean đang bị bắt giữ. Theo đó, ngày 3/1/2014, lãnh đạo Bộ GTVT đã chủ trì cuộc họp và nêu ý kiến chỉ đạo như đầu bài viết đã trình bày.

Làm việc với PV Báo Thanh tra về trách nhiệm của các bên có liên quan đến việc nhiêu liệu bay không về đến cảng theo đúng lịch trình hoặc bị giữ lâu ngày sẽ làm nhiên liệu bị giảm khối lượng, biến đổi chất lượng hoặc tồi tệ hơn có thể bị phát mại tài sản, ông Hoàng Mạnh Tuấn, Tổng Giám đốc VINAPCO khẳng định: Theo các điều khoản trong hợp đồng ký kết vận tải thì phía Cty Cổ phần Hàng hải Dầu khí Hải Âu chịu trách nhiệm về các rủi ro như đã nêu trên. 

Ông Trần Phong Lan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Hàng hải Dầu khí Hải Âu cho biết, Cty này đã đầu tư tiền cải tạo con tàu Great Ocean để vận chuyển dầu được tốt hơn. Nhưng về tính pháp lý Vinashinlines vẫn là chủ tàu.

Tham khảo ý kiến một số luật sư, trong hoạt động của ngành trọng tải kinh tế quốc tế, PV Báo Thanh tra có được nhận xét: Nguyên nhân gây ra sự cố tàu bị bắt giữ là từ phía Vinashinlines chứ không phải từ phía Cty Cổ phần Hàng hải Dầu khí Hải Âu. Chính Cty này cũng đang phải chịu những hệ lụy không hề nhỏ. 

Để làm rõ trách nhiệm của các bên, ngày 14/1/2014, Cty Cổ phần Hàng hải Dầu khí Hải Âu đã có Văn bản số 90/2014/SMPC/CV gửi Vinashinlines: “Liên quan đến việc tàu Great Ocean bị bắt giữ tại Zhuhai từ ngày 27/12/2013, hôm nay đã là ngày thứ 19 tàu bị giam giữ tại Trung Quốc. Hiện tại, toàn bộ thuyền viên chúng tôi đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết (lạnh khoảng 4 độ C), thiếu thực phẩm và rau xanh, đặc biệt là nước ngọt. Chúng tôi đã phải đồng ý cấp nước ngọt cho tàu với giá rất cao (gần 13.000 USD cho 200 tấn nước) do không có sự lựa chọn nào khác. Ngoài ra, an toàn cho tàu là vấn đề lo lắng nhất của chúng tôi hiện nay, vị trí neo đậu của tàu là đầu luồng, hằng ngày có rất nhiều tàu bè qua lại, nguy cơ bị các tàu khác va chạm, tràn dầu, ô nhiễm môi trường, hàng hóa là JET (nhiên liệu bay) tồn chứa lâu ngày trên tàu chắc chắn giảm chất lượng và số lượng, khi đó tổn thất sẽ cực kỳ nghiêm trọng và quý Công ty sẽ là người phải bồi thường cho tổn thất hàng hóa và các thiệt hại, tổn thất khác liên quan. Mặt khác, theo luật pháp Trung Quốc, tàu bị giam giữ sau 30 ngày sẽ bị tòa án phát mãi tài sản. Như vậy, bằng mọi cách chúng ta phải giải phóng tàu trước ngày 24/1/2014. Trung Quốc đang chuẩn bị cho Tết Âm lịch và mọi vấn đề phải chờ sau Tết Âm lịch mới được tiếp tục giải quyết. Tài sản tàu, thuyền viên và hàng hóa của quốc gia trị giá hơn 20 triệu USD đang đối mặt với nguy cơ tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Kính đề nghị qúy Cty thông báo chính thức bằng văn bản cho chúng tôi kết quả đàm phán với chủ nợ GMS Marine và hướng xử lý cho đến thời điểm hiện tại”. 

Như vậy trách nhiện thuộc về ai đã quá rõ, mong các đối tác sớm phối hợp hiệu quả để giải cứu tài sản lớn của Nhà nước và tránh được những hệ lụy không đáng có ảnh hưởng đến an toàn năng lượng bay, đặc biệt vào thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu năng lượng bay tăng cao so với các tháng trong năm.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm