Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 15/07/2013 - 08:52
(Thanh tra) - Là thủ phủ cà phê, nhưng Đắk Lắk vẫn không thiếu những cánh đồng lúa trù phú, góp phần đem lại cuộc sống no ấm cho nông dân. Để nâng tầm giá trị hạt gạo, trình độ canh tác nhằm giúp nông dân hướng đến thực hành nông nghiệp tốt, cánh đồng mẫu lúa nước ra đời đã tạo nên sức sống mới trên từng thửa ruộng.
Nông dân tham quan mô hình cánh đồng mẫu lúa nước ở xã Ea Ô, huyện Ea Kar
Nhận thức…
Tiếp nối thành công của cánh đồng mẫu lúa nước Tân Hưng ở Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, cánh đồng mẫu lúa nước xã Ea Ô, huyện Ea Kar cũng góp phần mang lại hiệu quả lớn về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm. Với diện tích 15 ha, sạ cùng một giống lúa HT1, gồm 72 hộ tham gia, cánh đồng mẫu lúa nước Ea Ô cũng với mục tiêu giúp nông dân thực hiện tốt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ, hiệu quả trên cùng một diện tích lớn; tăng năng suất, chất lượng, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; tạo mối liên kết 4 nhà và bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng… Sau khi triển khai, hiệu quả mang lại ngoài sự mong đợi của những người tham gia.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ea Kar Nguyễn Văn Hà cho biết: Trước khi làm mô hình, 72 hộ nông dân rất lo lắng, thậm chí hồ nghi cách làm này, nhưng bây giờ đây nụ cười đã hiện hữu trên từng gương mặt, họ chính là minh chứng sinh động nhất cho hiệu quả của mô hình và cho thấy nông dân đã rất hiểu về cây lúa chứ không như trước đây.
Nông dân Nông Văn Lâm vui mừng: Nhà tôi góp 5 sào trong cánh đồng mẫu, so với cách làm trước, lúc đầu có hơi khó, nhưng sau quen dần. Phải công nhận, khi thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, cây lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao.
Theo Trưởng trạm Khuyến nông huyện Trần Văn Đông, khi tham gia cánh đồng mẫu, nông dân được tiếp cận với quá trình sản xuất hiện đại, đó là, ngoài ứng dụng cánh đồng 1 giống, nông dân còn được thí điểm ứng dụng sạ hàng (tiết kiệm khoảng 100kg - 120kg giống/ha so với sạ tay); hàng tuần nông dân cùng cán bộ kỹ thuật đi thăm đồng định kỳ; tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, không lạm dụng phân, thuốc, mật độ cây lúa thưa… nên sâu bệnh ít phát triển và bảo đảm an toàn cho môi trường, sức khỏe người dân.
Điều thành công trong cánh đồng mẫu là không chỉ góp phần làm tăng hiệu quả của liên kết 4 nhà, giải quyết được vấn đề manh mún về đất đai trong sản xuất, mà còn nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân và giá trị hạt gạo… vốn là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp lâu nay.
… để xóa nghèo
Thành công bước đầu của 2 cánh đồng mẫu lúa nước nói trên tạo đà cho vụ mùa 2013, xã Ea Kao và Ea Ô tiếp tục triển khai mô hình cánh đồng mẫu, đồng thời nhiều địa phương chuyên canh về cây lúa trên địa bàn tỉnh cũng bắt đầu manh nha xây dựng mô hình.
Chủ tịch UBND xã Ea Ô, Nguyễn Minh Chuyền đánh giá, đây là mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm tăng thêm lợi nhuận cho nông dân. Vì vậy, về lâu dài nếu quan tâm đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa thì cánh đồng mẫu nên chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
Tại Ea Ô, tiềm năng về sản xuất lúa nước rất lớn, với diện tích hiện có gần 1.000 ha, khi công trình thủy lợi Krông Buk Hạ hoàn thành thì diện tích sẽ tăng thêm 600 ha. Dự kiến trong thời gian tới sẽ xây dựng 50 ha lúa chất lượng cao để hướng tới sản xuất lúa thương phẩm và 72 hộ nêu trên sẽ là 72 giáo viên thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật cho bà con sản xuất lúa nước. Để thực hiện điều này thì phải xây dựng được chuỗi sản xuất lúa nước để làm tăng thêm giá trị sản phẩm.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc xây dựng cánh đồng mẫu thời gian qua đã mang lại hiệu quả nhất định, nhưng vẫn còn rất nhiều trở ngại do thiếu doanh nghiệp tham gia tiêu thụ. Các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo, hoặc có tham gia nhưng quy mô nhỏ do thiếu nguồn nhân lực, phương tiện...
Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hà bày tỏ, mô hình đã kết nối được đầu vào, đó là nông dân đã chấp hành “kỷ luật sản xuất” do nhà khoa học đưa ra và đã thống nhất được với nhau trong các khâu sản xuất. Tuy nhiên, mô hình không nên chỉ dừng lại ở cánh đồng mẫu mà cần phải làm theo chuỗi giá trị, nghĩa là phải có sự tham gia của doanh nghiệp thu mua.
Chính vì vậy, mùa vụ 2013, khi xã Ea Ô tiếp tục triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu với diện tích 20 ha, thì HTX thực hiện mô hình đã đứng ra liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đây là tín hiệu rất khả quan cho thấy cây lúa nước ở Đắk Lắk không chỉ bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói nghèo, mà có thể tiến tới sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Thuận Nguyễn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định. Đơn vị đã thực hiện tốt việc tổ chức quản lý, chữa trị, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, tạo việc làm, lao động trị liệu cho người nghiện ma túy.
Đức Tài
11:04 13/12/2024(Thanh tra) - Trong ngày làm việc thứ 2, kỳ họp cuối năm 2024 của HĐND TP Đà Nẵng (ngày 12/12), các đại biểu đã thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề nóng; trong đó có những bất cập trong quản lý đô thị.
N. Phê
10:24 13/12/2024Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành