Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giao thông đường thủy nhiều bất cập

Thứ sáu, 29/06/2012 - 15:13

(Thanh tra)- Trên một khúc sông có nhiều đơn vị cùng quản lý gồm: Địa phương, Cảnh sát đường thủy, Cảng vụ, Đoạn quản lý đường thủy nội địa, Thanh tra... Thế nhưng, khi xảy ra vụ việc thì không thấy đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm. Đây chỉ là một trong rất nhiều bất cập của giao thông đường thủy cần sớm phải tháo gỡ.

Lãnh đạo Phòng Cảnh sát Giao thông tỉnh Kiên Giang dẫn chứng, do thiếu các quy định cụ thể khi nào thì có sự phối hợp giữa các đơn vị, nội dung phối hợp, phạm vi phối hợp... dẫn đến tình trạng chờ đợi nhau. Thông thường khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy thì công an huyện thường yêu cầu cấp tỉnh tham gia. Khi công an tỉnh về đến nơi thì các dấu vết tai nạn có khi không còn.

Tình trạng “nhờn thuốc” trong xử lý vi phạm giao thông thủy cũng rất đáng lo ngại. Đại tá Phạm Hữu Châu, Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An dẫn chứng, một phương tiện thủy khi bị phát hiện vi phạm các lỗi như chở quá tải, người điều khiển không có bằng cấp chuyên môn... cũng chỉ lập biên bản xử phạt chứ không thể tịch thu phương tiện vì không có bến bãi để neo đậu. “Nhiều khi biên bản xử lý vi phạm lại là giấy thông hành cho phương tiện đó lưu thông qua các địa bàn khác”, ông Châu nói.

Thiếu tướng Nguyễn Minh Thuấn, trong quá trình kiểm tra xử lý các bến đò, bến khách ngang sông có nhiều trường hợp vi phạm về các quy định an toàn. Nhưng khi Cảnh sát đường thủy lập biên bản xử lý, đình chỉ thì địa phương lại can thiệp. Lý do là nếu đình chỉ hoạt động thì ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chưa kể, tình trạng mỗi bến người dân chỉ được đấu thầu một năm nên nhiều người không dám bỏ tiền ra đầu tư vì sợ không biết năm sau có đấu thầu được nữa hay không.

Thống kê cho thấy, từ năm 2005 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.405 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết và mất tích 999 người, bị thương 122 người, chìm 1.002 phương tiện.

Theo Cục Cảnh sát Đường thủy, cả nước có khoảng trên 806 nghìn phương tiện thủy nội địa, bình quân mỗi năm tăng từ 6 - 8%. Trong đó, phương tiện thuộc diện phải đăng ký là trên 515 nghìn nhưng chỉ có 150 nghìn phương tiện đăng ký; mới có khoảng 237/452 nghìn phương tiện thuộc diện đăng kiểm đã đăng kiểm…


Bên cạnh đó, theo thống kê của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV, hiện vẫn còn 250 cảng, bến chưa được cấp giấy phép hoạt động. Còn, Cảng vụ Đường thủy Nội địa khu vực III đang quản lý 687 cảng bến, trong đó, nhiều cảng bến tự phát, không phép, bến tạm thời mọc lên ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nên không thể quản lý hết.

Ngay tại địa bàn TP Hồ Chí Minh, với hơn 1.400km sông, kênh, rạch nên việc quản lý phương tiện thủy nội địa, bến cảng cũng có nhiều bất cập. Trên các tuyến kênh Tàu Hủ, bến Bình Đông, bến Phú Định... là cảnh hỗn loạn tàu, ghe, sà lan ra vào bốc xếp hàng hóa ở các bến nhỏ lẻ do người dân tự lập lên.

Còn ở Đồng Tháp, theo Thiếu tướng Nguyễn Minh Thuấn, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp thì chỉ có 19/49 nghìn phương tiện đã đăng ký, còn lại là nằm ngoài vòng kiểm soát.

Theo số liệu thống kê, cả nước phải có 108.402 người có bằng thuyền trưởng để điều khiển phương tiện. Thế nhưng, thực tế hiện nay chỉ có trên 22 nghìn người có bằng và khoảng 15 nghìn người có chứng chỉ chuyên môn. Cơ quan chức năng mới quản lý được 6.600/220 nghìn km đường thủy nội địa…

Với những bất cập trên, việc nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan chức năng là hết sức quan trọng để từng bước hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông đường thủy.

Minh Thắng - Nam San

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm