Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 15/03/2014 - 09:15
(Thanh tra) - “Cần gắn kết chính sách việc làm với chính quá trình và kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững”. Đây là một trong những quan điểm về giải quyết vấn đề nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên nhận được nhiều sự đồng thuận.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Mới chú trọng tạo việc làm theo chiều rộng
Theo đánh giá của các chuyên gia thì hệ thống chính sách việc làm của Việt Nam hiện đã được ban hành tương đối đầy đủ cho người lao động như: Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm; dự án cho vay giải quyết việc làm; các chính sách hỗ trợ người đi lao động ở nước ngoài... Đây là cơ sở quan trọng để giải quyết việc làm cho 1,1 - 1,2 triệu lao động hàng năm, trong đó đa số là thanh niên.
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì vẫn còn xảy ra tình trạng mất cân đối lớn giữa cung và cầu lao động, cung lớn hơn cầu dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng tăng. Tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2008 đến năm 2011 tăng tương ứng từ 4,7%, 5%, 5,2% và 6,1% (ở khu vực thành thị gấp 2 lần với khu vực nông thôn vào năm 2011). Với sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới sản xuất trong nước thì tỷ lệ thất nghiệp còn có xu hướng gia tăng thêm những năm gần đây.
Nguyên nhân sâu xa lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao nên khó tạo việc làm cho thanh niên. Nguyên nhân này xuất phát từ việc chính sách việc làm hiện nay mới chủ yếu chú trọng đến tạo việc làm theo chiều rộng, càng nhiều việc làm càng tốt mà chưa chú trọng đến chất lượng việc làm nên chưa khuyến khích được người lao động nâng cao trình độ tay nghề.
Thực tế, sự chênh lệch về chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn và thành thị quá lớn. Trong khi đó, lượng lao động đến thành thị tìm việc làm là rất lớn và đang có xu hướng gia tăng nhưng mục đích chính của những lao động này không phải học nghề, học việc mà là tham gia tìm việc làm mang tính chất thời vụ, không đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề.
Ngoài ra, việc tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm chưa chuyên nghiệp, chưa khoa học; chính sách về điều kiện vay chưa phù hợp để thanh niên được tiếp cận vay vốn; tuyên truyền về hướng nghiệp chưa chuyên nghiệp... cũng là những tồn tại cần sớm khắc phục trong tình hình mới.
Gắn với tái cấu trúc kinh tế
Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2020, tổng nhu cầu nhân lực cả nước sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011. Nhu cầu lớn nhất thuộc về khối ngành Công nghiệp - Xây dựng với hơn 8 triệu người, khối ngành Dịch vụ tăng thêm hơn 3 triệu người. Riêng khối ngành Nông, lâm, ngư nghiệp sẽ tăng ít nhất khoảng 800.000 người. Đáng chú ý, nguồn nhân lực mà ngành kinh tế cần chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, nhiều thanh niên có xu hướng lựa chọn nhóm nghề kinh doanh, thương mại, dịch vụ (chiếm tỷ lệ gần 70% số thanh niên được hỏi). Điều này thể hiện rõ nhất ở nhóm thanh niên học sinh (80,5%) và sinh viên (71,7%). Nghề làm cán bộ, công chức (48%) và công nhân (42%) cũng là xu hướng lựa chọn tiếp theo.
Theo nhiều chuyên gia thì quan điểm giải quyết vấn đề nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên cần bổ sung nghiên cứu, xem xét đến bối cảnh hội nhập quốc tế, cần có tư duy toàn cầu. Nghĩa là, không chỉ xem xét nghề nghiệp việc làm ở trong nước mà còn phải xem xét đến nhu cầu của các nước; đào tạo nghề cho thanh niên phải gắn với nhu cầu lao động quốc tế. Đồng thời, phải tăng tính dự báo, cảnh báo trong vấn đề nghề nghiệp truyền thông cho thanh niên về nghề nghiệp và việc làm...
Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cho rằng, bên cạnh thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác giải quyết việc làm cho thanh niên và các đề án lớn thì cần gắn chính sách việc làm với chính quá trình và kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững. Chủ động phát triển các thị trường lao động có tiềm năng, nhất là thị trường lao động chất lượng cao về kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, công nghệ thông tin và xuất khẩu lao động. Các địa phương cần gắn kế hoạch phát triển sản xuất, các chương trình kinh tế - xã hội với dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.
Một giải pháp được cho là hiệu quả nhanh đó là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, hợp tác xã để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản xuất mà không cần đầu tư nhiều vốn. Song song với giải pháp này, phải coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tận dụng ngay lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn...
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền