Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 18/03/2013 - 19:36
(Thanh tra) - Hôm nay (18/3), Đại sứ CHLB Đức, bà Jutta Frasch; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET); ông Trần Quang Quý và Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA), ông Nguyễn Ngọc Phi cùng ký Tuyên bố chung nhằm cải thiện những điều kiện khung cho tăng cường định hướng thực tiễn trong công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho các doanh nghiệp.
Thứ trưởng MOLISA Nguyễn Ngọc Phi, Đại sứ Đức Jutta Frasch, Thứ trưởng MOET Trần Quang Quý cùng đặt bút ký kết
Định hướng đào tạo nghề gắn kết với thực tiễn sẽ được cải thiện thông qua nhiều khóa thực tập và thời gian thực tập kéo dài tại các doanh nghiệp. Đào tạo nghề tại Việt Nam có sự gắn kết với nhu cầu thực tiễn thông qua việc hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường ASEAN tới đây. Trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược được ký kết trong năm 2011, Đức và Việt Nam đã cam kết tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề và thu hút sự tham gia của giới doanh nghiệp tư nhân.
Tuyên bố chung được ký kết ngày hôm nay là kết quả của sáng kiến chung giữa Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Hội Doanh nghiệp Đức (GBA). Trên cơ sở định hướng đào tạo nghề rất thành công của Đức, giai đoạn đào tạo tại các trường đào tạo nghề phải có sự phối hợp với quy định lao động của các doanh nghiệp. Qua đó thì các học viên sẽ được tiếp cận sớm nhất với môi trường làm việc của họ trong tương lai. Việc tham gia một kỳ thi bổ sung sẽ giúp các học viên có cơ hội để nhận chứng chỉ tốt nghiệp theo tiêu chí đào tạo về nội dung của IHK/AHK Đức (Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức).
Mục đích của sáng kiến này nhằm giúp chi phí đào tạo phát sinh của doanh nghiệp được tính là chi phí doanh nghiệp và được khấu trừ thuế cũng như thời gian đào tạo học viên nghề tại doanh nghiệp được kéo dài hơn so với trước nhiều.
Việc thực hiện Tuyên bố chung này sẽ do Hội Doanh nghiệp Đức (GBA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK) và Tổ chức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) hỗ trợ thực hiện trong khuôn khổ chương trình „Cải cách đào tạo nghề tại Việt Nam“ do Chính phủ CHLB Đức tài trợ.
CHLB Đức là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nghề. Sự hỗ trợ lâu dài trong lĩnh vực hợp tác phát triển sẽ được Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất trong năm nay.
Một hệ thống đào tạo nghề có chất lượng sẽ là một yếu tố quyết định cho những doanh nghiệp Đức đang có mặt tại Việt Nam cũng như những nhà đầu tư tiềm năng mới của Đức.
T.A
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà