Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 02/11/2015 - 15:49
(Thanh tra) - Hơn 10 năm vật lộn với cây, với đất, giờ đây ông Hoàng Văn Chinh (SN 1954) ở xóm Nam Phong, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng đã trở thành triệu phú của người Tày với giống cây thanh long tưởng như chỉ phát triển ở vùng thấp lại bén rễ và phát triển tốt ở miền biên viễn. Ngoài làm bạn với cây cối, ông Chinh còn nuôi thêm cả ao cá rộng nghìn mét vuông và chăn nuôi lợn, trâu và bò. Tất cả tạo thành mô hình VAC khép kín.
Ông Chinh bên vườn thanh long được trồng trên núi đá. Ảnh. TV
Ngoài làm bạn với cây cối, ông Chinh còn nuôi thêm cả ao cá rộng nghìn mét vuông và chăn nuôi lợn, trâu và bò. Tất cả tạo thành mô hình VAC khép kín.
Năm 1975, chàng trai trẻ Hoàng Văn Chinh lên đường nhập ngũ, gần 10 năm sau trở về quê hương với mức thương tật 2/4, nhưng tinh thần lao động của người thương binh ấy luôn khiến nhiều người phải nể phục. Với tinh thần của người lính cụ Hồ, chịu khó, chịu khổ cùng diện tích đất đồi gia đình có sẵn, ông Chinh đã đánh thức tiềm năng của đất bằng cách trồng cây ăn quả và tìm cách giúp mình và bà con làm giàu.
Năm 1990, ông Chinh quyết tâm phục tráng giống quýt của địa phương. Từ đồi hoang, ông cho phủ kín quýt và mận Tam Hoa. Sau mỗi năm, những khoảng đất trống đã được ông lấp đầy. Không những vậy, ông còn mạnh dạn chăn nuôi trâu, bò.
Ngày qua ngày, mấy trăm gốc quýt ngọt bắt đầu cho thu hoạch rộ, chỉ tiếc rằng, giống quýt đó sống được vài năm rồi bị bệnh thối rễ, lá ngả màu cả loạt. Vườn quýt lụi dần khiến cả thôn bị thiệt hại nặng nề.
Cách đây hơn 10 năm, có dịp về xuôi thăm người quen, ông mua mấy trái thanh long làm quà, khi trả tiền, ông Chinh giật mình khi giá thanh long còn đắt hơn giá thóc. Thầm nghĩ, quê mình đất đai rộng mênh mông, tại sao mình không đưa cây thanh long về trồng thử. Nghĩ là làm, ông mua thử một ít giống thanh long và tìm hiểu kĩ thuật chăm sóc. “Tôi chỉ nghĩ trồng vài cây ăn thử xem sao, chứ chưa tin giống cây này sẽ mang lại cho mình bát ăn bát để”, ông Chinh chia sẻ.
2 năm sau, lứa thanh long đầu tiên cho ra quả. Đến ngày thu hoạch, ông Chinh hồi hộp bổ quả thanh long ăn thử. Quả to, nặng cả nửa cân, vỏ mỏng, ruột trong, ăn vào ngọt lịm. Cảm giác nếm thanh long đó đến giờ ông Chinh vẫn còn nhớ như in. Cây thanh long dễ trồng, dễ chăm sóc và sớm cho thu hoạch nằm ngoài sự mong đợi của ông. Kể từ đó, ông mở rộng dần diện tích trồng thanh long. Chẳng mấy chốc, đã phủ kín các trụ bê tông trồng thanh long. Ngoài ra, ông còn kì công tìm giống thanh long ruột đỏ về trồng.
Sau gần chục năm mày mò tỉm hiểu, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến giờ ông Chinh đã trồng được gần 400 gốc thanh long. Mỗi năm, thu hoạch 7 lứa. Tính trung bình mỗi cây thu được gần triệu bạc. Có vụ không đủ thanh long để bán. Tư thương đến tận nhà mua với giá cao từ 25 - 30 nghìn đồng/kg. Riêng thanh long ruột đỏ, cuối vụ vợ chồng ông bán được 84.000 đồng/kg - giá trị hơn cả yến thóc. Tổng thu nhập từ mô hình VAC của gia đình ông thu được gần 300 triệu đồng/năm. Quan trọng hơn là từ cách làm của ông Chinh đã giúp hàng trăm bà con người Tày nơi đây có hướng làm giàu.
Ông Chinh kể, sau vài năm trồng thử nghiệm, khi nắm chắc được đặc tính của cây thanh long sống ở vùng xứ lạnh, ông mới mở rộng diện tích trồng và đến từng gia đình vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Điều quan trọng hơn cả là chất lượng thanh long trồng ở đất núi đá này luôn ngọt và ngon hơn so với những nơi khác. Thanh long ruột tím, mỗi năm cho từ 8-10 lứa, thanh long trắng cho ra khoảng 7 lứa mỗi năm. Năng suất trung bình mỗi khóm thu được 20kg, với giá bán hiện tại là 30.000đ thanh long trắng, 70 nghìn đồng cho mỗi kg thanh long tím, một gốc thanh long thu được cả gần triệu đồng. Theo tính toán của ông Chinh, trồng thanh long cao gấp 10 lần so với trồng lúa, lại nhàn hơn.
Mặt khác, thanh long được trồng trên núi đá nên ruột thanh long mịn như bột, mùi thơm đặc trưng, đặc biệt là rất ngọt và mát lịm. “Đây là yếu tố khác biệt quyết định tới sự thành công của các hộ trồng thanh long ở đây. Hiện tại các gia đình không có đủ thanh long để bán”, ông Chinh khẳng định.
Cũng theo ông Chinh, nếu diện tích thanh long ở Cao Bằng tăng lên nhanh chóng, sản lượng tăng lên cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh thôi, chứ chưa thể xuất sang tỉnh khác được. Hơn nữa, dân cao Bằng đã ăn thanh long Cao Bằng rồi thì không muốn mua thanh long ở nơi khác nữa vì thanh long Cao Bằng có vị ngọt đậm rất đặc trưng. Ông Chinh còn dẫn dụ, cây thanh long ở đất Cao Bằng cũng giống như cây cam Vinh, cam chanh trồng ở đất Nghệ An, Hà Tĩnh mới ngon và ngọt, thơm. Đó là lợi thế cạnh tranh mà không phải nơi nào cũng có được.
Từ cách làm của ông Chinh, nhiều hộ dân khác trong xóm bắt đầu trồng thanh long. Đến nay diện tích thanh long của xóm đã lên đến 10ha. Nhiều gia đình cũng đã trở thành triệu phú nhờ trồng thanh long như ông Khởi, ông Xuyên, anh Vĩnh...
Thanh Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Trung Hà
Ngọc Tuấn
Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền