Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cần sự tham gia của các tổ chức xã hội

Thứ ba, 05/07/2011 - 09:10

(Thanh tra)- Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Vũ Quốc Tuấn nhấn mạnh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đang là vấn đề cấp bách, bảo đảm chất lượng lao động, từ đó nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nông thôn, đem lại thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, việc đào tạo chỉ dựa vào hệ thống trường, lớp cơ sở công lập thôi chưa đủ mà cần phải có sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Thanh niên nông thôn vừa được đào tạo nghề, vừa làm nghề ở làng nghề Vạn Phúc, Hà Nội

Dạy nghề ở nhiều trường công lập chưa đạt yêu cầu
Theo đánh giá của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, mặc dù đạt được nhiều điểm nổi trội như lượng xuất khẩu gạo cũng như tốc độ tăng đàn gia cầm cao nhất từ trước tới nay, nhưng năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp còn thấp xa so với tiềm năng… Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng LĐNT còn quá thấp. Điều này đã khiến thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh gây ra chênh lệch giàu - nghèo giữa nông thôn với thành thị và chênh lệch đáng kể giữa thu nhập của lao động có nghề với lao động không nghề.

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có khoảng 90 trường cao đẳng nghề, 214 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy nghề và trên 1.000 cơ sở khác có dạy nghề, trong đó, nhiều trường thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội được xây dựng bề thế. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Tuấn, việc dạy nghề trong nhiều trường công lập chưa đạt yêu cầu, chưa gắn với nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Do đó, nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm hoặc nơi tiếp nhận phải tốn thêm thời gian, kinh phí để đào tạo lại...

Cần sự tham gia của các tổ chức xã hội
Nhằm cải thiện tình hình đào tạo nghề cho LĐNT, Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 đã ra đời và đề cập khá đầy đủ từ chương trình, giáo trình đến việc mở trường lớp, trang thiết bị, giáo viên… Tuy vậy, một vấn đề lớn được đặt ra là, làm sao để việc dạy nghề đáp ứng đúng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mỗi địa phương và có hiệu quả thiết thực, tránh tình trạng “dạy cái ta có, không dạy cái thị trường cần” hoặc “cái cần thì không dạy, cái không cần thì lại dạy”. Muốn vậy, phải thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp (hội, hiệp hội…). Hay nói cách khác, không chỉ dựa vào hệ thống trường, lớp, cơ sở đào tạo công lập mà phải “xã hội hóa” việc đào tạo. Cái khó ở đây là, làm sao để vừa tận dụng được cơ sở đào tạo công lập đã được xây dựng lại vừa có kinh phí để huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và việc phân phối kinh phí đào tạo hợp lý của Nhà nước (theo Đề án trên thì có tới gần 24.700 tỷ đồng cho đào tạo nghề).

Thực tế, với chức năng của mình, nhiều hội, hiệp hội đã tổ chức được nhiều lớp học dạy nghề bổ túc cho người lao động có kết quả tốt; gắn được nội dung đào tạo với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và người lao động có việc phù hợp ngay khi học. Các hội, hiệp hội nghề nghiệp cũng chủ trì tổ chức không ít lớp dạy nghề ngay tại mỗi làng nghề mà học viên là lao động trong làng, hoặc làng bên. Thày dạy là chính các nghệ nhân, thợ giỏi trong từng ngành nghề và Nhà nước hỗ trợ một số kinh phí để xây dựng giáo trình, chương trình, học liệu dạy nghề, thù lao cho giảng viên… Tại đây, học viên được thực hành trên những công cụ tại làng nghề và được truyền thụ kinh nghiệm từ các nghệ nhân.

Theo các chuyên gia, cách thức đào tạo này cũng rất phù hợp với kinh nghiệm của nhiều địa phương về 3 cấp độ đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp cho LĐNT đó là: Đào tạo để lao động phổ thông biết ít nhất một nghề thông thạo; bổ sung kiến thức, kỹ năng mới để lao động trở thành thợ giỏi; và bổ sung, cập nhật kiến thức, công nghệ mới. Do đó, việc dạy nghề bởi các tổ chức xã hội nghề nghiệp khá phù hợp, được thực hiện với phương thức linh hoạt.

“Vì vậy, việc đào tạo nghề cho LĐNT của các cơ sở đào tạo công lập thôi chưa đủ. Nếu có sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, việc đào tạo lao động trong các ngành nghề thủ công ở nông thôn sẽ có điều kiện triển khai, đem đến những kết quả thiết thực, đáp ứng đúng yêu cầu với chi phí tiết kiệm, tránh được lãng phí thất thoát”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm