Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/03/2011 - 10:21
(Thanh tra)- Lao động nông thôn (LĐNT) được xem là giải pháp trong bối cảnh đô thị hóa, đất nông nghiệp bị thu hẹp. Tuy nhiên, dạy nghề gì để thu hút nông dân đi học, để thoát nghèo lại là vấn đề trăn trở bấy lâu của các bộ, ngành và địa phương. Với Đề án "Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020", có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như vậy và đã có những cơ chế chính sách cùng các giải pháp đồng bộ để thực hiện.
Năm 2010, năm đầu tiên triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo chính sách của Chính phủ, cả nước đã hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 300.000 LĐNT, trong đó khoảng 40% là các lớp dạy nghề nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại 63 tỉnh, TP đều triển khai các lớp dạy nghề theo mô hình mẫu, gắn dạy nghề với tiêu chí giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu cho LĐNT. Trên địa bàn Hà Nội, trong năm 2010, số lao động đã qua đào tạo khoảng 630.000 người, trong đó 136.000 lao động được giải quyết việc làm, chủ yếu là LĐNT.
Điểm khác biệt cơ bản của đề án đào tạo này so với các chương trình đào tạo trước đây, là mục tiêu của đào tạo hướng tới đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp (DN); các trung tâm và cơ sở đào tạo sẽ không đào tạo theo khả năng mình có mà sẽ căn cứ vào mục tiêu của các DN trong từng giai đoạn cụ thể để đào tạo.
Trên thực tế, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, các ngành, các địa phương đã có những hoạt động thiết thực, sáng tạo ra nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề thích hợp. Một số mô hình bước đầu triển khai có hiệu quả. Qua thí điểm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh ở một số địa phương (Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Gia Lai...), cho thấy, kỹ năng nghề của người nông dân được nâng lên, do đó năng suất lao động, chất lượng cây trồng và thu nhập đã tăng lên rõ rệt. Những kết quả bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những LĐNT khác trong thôn, bản tham gia các khóa đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn.
Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nguyên nhân là do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp; công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; mức độ chênh lệch giàu - nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh các vấn đề xã hội... Do đó, dẫn tới tình trạng chất lượng LĐNT nước ta thấp, có nơi rất thấp.
Theo mục tiêu của đề án, tỷ lệ lao động sau khi học nghề có việc làm sẽ từ 70 - 80%, nhưng trên thực tế khó đạt được và sự tham gia của DN còn rất hạn chế. Bởi việc đào tạo nghề cho LĐNT còn nhiều bất cập như: Đào tạo việc làm chưa “ăn khớp” với nhu cầu DN, nên nhiều học viên sau khi ra trường vẫn chịu cảnh thất nghiệp, trong khi DN thì hô hào tuyển dụng; số lao động nhàn rỗi ở nông thôn ngày càng tăng; không ít lao động đã qua đào tạo nghề nhưng không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng; phần đông LĐNT chưa qua trường lớp đào tạo lên thành thị tìm việc làm với mong muốn có việc, có tiền nhanh… Vì vậy, để các hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT thật sự đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, đòi hỏi đào tạo nghề cho họ phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các DN trên địa bàn; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời.
Đào tạo nghề cho LĐNT là một yêu cầu cấp bách, bảo đảm nâng cao chất lượng lao động, từ đó nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn, đem lại thu nhập cho người lao động và sự phồn vinh của nông thôn. Đa dạng hóa và xã hội hóa mô hình đạo tạo đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thiết nghĩ, Bộ LĐ-TB&XH, cơ quan chủ trì đề án nên khuyến khích các DN tham gia nhiều hơn, sâu hơn nữa, có như vậy mới mong đề án đem lại hiệu quả như mục tiêu đề ra.
Hoàng Mai
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền