Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/12/2013 - 16:08
(Thanh tra) - Hồ Hòa Bình nằm trên sông Đà, có chiều dài 230km từ TP Hòa Bình đến Sơn La. Dọc tuyến sông này, có tới hàng chục chợ phiên lớn, nhỏ. Chỉ tính riêng đoạn sông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có hơn 20 chợ phiên, chợ nổi. Chợ họp mỗi tháng 3 phiên. Các phiên chợ họp so le các ngày trong tháng.
Chợ Mọc, xã Đồng Nghê. Ảnh: Hồng Bài
Ở địa bàn TP Hòa Bình có chợ nổi xã Thái Thịnh; địa bàn huyện Đà Bắc có chợ Ké (xã Hiền Lương); chợ Hạt (xã Yên Hòa); chợ Trà Ang (xã Vầy Nưa); chợ Oi Nọi (xã Tiền Phong); chợ Cửa Nánh (xã Suối Nánh); chợ Mọc (xã Đồng Nghê)...
Mỗi chợ có nét đặc thù riêng. Vị trí họp chợ khác nhau. Chợ Ké hàng hóa chủ yếu là cá sông do người dân địa phương đánh bắt được đem bán. Chợ họp ngay trên bến. Chợ Hạt, chợ Cửa Nánh, chợ Mọc, mặt hàng phần nhiều là quần áo may sẵn, đồ điện, đồ gia dụng, thuốc tây, rau xanh... do người miền xuôi vận chuyển lên bán. Chợ này họp nửa nổi (trên thuyền), nửa cạn (trên bờ). Các sạp hàng bám vào vách núi, ít khi có lều quán tử tế, vì phiên chợ chỉ diễn ra trong vòng 2 giờ đồng hồ là tan.
Chợ phiên trên vùng hồ sông Đà có nhiều cái lợi. Chợ là nơi trao đổi hàng hóa, gặp gỡ, giao lưu của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Dao, Mông, Tày, Thái, Khơ Mú, La Ha... các thôn bản, các xã trong huyện Đà Bắc với các xã của tỉnh Sơn La, tỉnh Phú Thọ. Có chợ, đồng bào không còn cảnh thức hôm dậy sớm, dầm sương đốt đuốc đi hàng chục cây số, vượt núi, băng rừng hay lênh đênh trên chiếc thuyền nan hàng tiếng đồng hồ mới đến chợ để bán gùi ngô, con gà, con lợn lấy tiền mua yến gạo, cân muối, tấm áo cho con...
Ông Đinh Văn Lành, 75 tuổi, người Mường, bản Trà Ang, xã Vầy Nưa nói: Bây giờ đồng bào vùng hồ sướng rồi. Nuôi con lợn, con gà, có gùi ngô, giỏ măng, cân chè khô muốn bán chỉ đi vài chục bước chân là đến chợ. Thương lái còn vào tận nhà để mua. Lũ trẻ muốn mua quần áo mới, cái cặp sách mới, hay cái bé nhất như cái bút, lọ mực cũng tự ra chợ mua được.
Anh Vũ Minh Tôn, chủ thuyền, người tỉnh Nam Định cho biết, thuyền của anh có 40 chủ hàng cùng đi. Mỗi người bán một mặt hàng khác nhau. Người hàng khô, hàng quần áo, đồ gia dụng, người bán hàng đồ điện tử. Có nhóm người cùng chung vốn bán hàng thực phẩm như thịt lợn, gà, ngan, vịt. Nhóm này mua lợn, làm chuồng ngay trên thuyền để nuôi. Mỗi chợ họ thịt 1 - 2 con, tùy theo phiên, theo chợ. Thương lái chủ yếu là người các tỉnh, thành phố: Nam Định, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội. Thuyền chợ đều là thuyền có trọng tải lớn. Một chuyến đi chợ mất thời gian cả tháng, thậm chí vào mùa nước, họ đi 2 - 3 tháng lênh đênh trên sông nước, hết chợ lại đến chợ.
Chợ phiên vùng hồ sông Đà lợi nhiều nhưng cũng có nhiều bất cập, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng, là đồng bào các dân tộc vùng hồ. Đó là chất lượng hàng hóa bị buông lỏng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như quần áo, hàng tươi sống, thuốc chữa bệnh... không có cơ quan chuyên môn kiểm tra, quản lý cả về giá và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại chợ Cửa Nánh, chiếc thuyền chợ to như cái nhà sàn, nổi bồng bềnh trên mặt hồ. Trên thuyền có đủ quầy hàng, từ đồ điện (ti vi, tủ lạnh, bóng đèn...) đến hàng khô (cá khô, muối, mắm, mì chính...), hàng quần áo đủ các cỡ, các loại. Và, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là một dãy chuồng lợn, gà, vịt, làm bằng sắt, được xếp từng tầng, dựng ngay trên mũi thuyền. Lợn đủ loại: 60, 70, 80kg; loại 20, 30kg và cả lợn giống 10, 15kg. Mỗi loại có từ 4 đến 6 con. Khách cần loại lợn nào, có loại lợn đấy. Gà, vịt thì nhung nhúc hàng trăm con được chia thành từng ô. Đồng bào thích mua gà công nghiệp vì gà to, giá rẻ. Bán một con gà nhà (gà đồi) 1,5 - 2kg, đủ tiền mua hai con gà "già" công nghiệp loại 3kg/con. Thịt lợn, thương lái chỉ bán giá 65 - 70.000 đồng/kg (thịt mông, vai). Trong khi thịt lợn bản, cùng loại, bà con bán giá 110 - 120.000 đồng/kg. Vì thế, một phiên chợ, thuyền thương lái bán được 2 - 3 con lợn loại 80 - 90kg. Đông như chợ Hạt (Yên Hòa), chợ Khủa, chợ Kế, một phiên tiêu thụ 4 - 5 con. Cái hay là, lợn mổ ra, lòng được làm sạch, luộc chín, bán ngay tại chợ. Người mua đem về nhà ăn. Người ăn ngay tại chợ (phần đông là đàn ông uống rượu), trong những túp lều dựng tạm. Bàn bán lòng bò giá vừa rẻ vừa hợp khẩu vị đồng bào nên rất đông người mua. Tuy nhiên, lợn, gà, lòng trâu, bò lành hay bệnh dịch, họ… không cần biết.
Chợ Mọc, Đồng Nghê họp cùng ngày với chợ Cửa Nánh. Chợ này chỉ họp từ 7 - 9 giờ là tan. Chợ không có lều quán. Người bán bạ đâu ngồi đấy, xếp đá, cào đất ra làm chỗ xếp hàng. Người mua, len theo vách đá mà đi. Quầy hàng chính ở trên thuyền, khách lên thuyền chọn mua hàng, đi từ thuyền này sang thuyền khác. Hàng nặng, cồng kềnh có cửu vạn trên thuyền giúp đỡ.
Hàng thuốc Tây bày bán la liệt, đủ loại thuốc. Người bán không cần có chuyên môn. Người mua thuốc không cần có đơn thuốc. Đau đầu, sổ mũi thì bố, mế mua HAPACOL Blue, Paradol. Đau lưng, đau gối thì mua SALONPAS. Ốm yếu thì mua thuốc "bổ". Đau bụng thì mua... Người mua kể bệnh, chủ hàng bán thuốc. Thuốc thật, thuốc giả, thuốc hết thời hạn sử dụng, và thuốc có trị đúng bệnh, người mua sử dụng cũng… không cần biết. Chợ phiên vùng hồ, người ta bán thuốc chữa bệnh như bán mớ rau, con cá. Đây là điều thực sự lo ngại cho đồng bào.
Chợ phiên vùng hồ sông Đà, kẻ bán, người mua chân thành, cởi mở với nhau. Người bán không nói thách giá cao, không lươn lẹo, mánh khóe. Người mua tha hồ xem, chọn hàng. Chưa đủ tiền thì mua chịu, phiên chợ sau trả tiếp. Chợ là nơi trao đổi hàng hóa và là nơi giao lưu tình cảm, kết nối nghĩa tình giữa các thôn, bản, các dân tộc với nhau. Qua các phiên chợ, nhiều cặp trai gái người Thái, người Kinh, người Mường, người Dao đã nên vợ thành chồng.
Chợ phiên vùng hồ sông Đà là thế. Nó mang đậm nét bản sắc độc đáo của vùng quê sông nước và đầm ấm tình người miền quê vùng sơn cước.
Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải