Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 18/09/2011 - 11:04
(Thanh tra) - Ngành Chăn nuôi trong nước hiện đang gặp nhiều bất trắc trong khâu tổ chức nuôi, giết mổ, tiêu thụ. Sự bất hợp lý này ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nặng nhất là người chăn nuôi nhỏ lẻ và người tiêu dùng.
Ngành Chăn nuôi hiện đang gặp nhiều khó khăn về con giống, giá cả thức ăn
Bất hợp lý nguyên liệu đầu vào
Trong những tháng gần đây thực phẩm thiết yếu trên thị trường biến động mạnh và giá tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đến cán cân cung cầu của thị trường.
Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương cho rằng, thị trường thực phẩm thời gian qua diễn biến khác biệt so với nhiều năm trước là do nguyên nhân giá thịt lợn tăng trong các tháng đầu năm bởi yếu tố dịch bệnh lan rộng, làm đàn nái giảm 8,6%, dẫn đến thiếu lợn con nuôi thịt. Do vậy số lượng lợn thịt cung cấp cho thị trường không đáp ứng nhu cầu, mặt khác tâm lý người chăn nuôi lo ngại dịch bệnh, cộng thêm giá đầu vào cao, giá đầu ra không ổn định, tiếp cận vốn khó khăn nên nông dân bỏ chăn nuôi.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam Phạm Thanh Bình cho biết, giá thịt heo hiện đang tăng cao gây thiệt cho người tiêu dùng đồng thời đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng là do chúng ta không giải quyết vấn đề từ gốc.
Khi thịt heo ở mức giá 27.000 - 28.000 đồng/kg thì không có cơ quan nào hỗ trợ người chăn nuôi, dẫn đến tình trạng treo chuồng, làm mất cân đối cung cầu. Mặt khác, việc hỗ trợ bình ổn giá của Nhà nước đối với công ty chế biến thực phẩm cũng bất hợp lý bởi vì các nguyên liệu đầu vào (thức ăn chăn nuôi, chi phí khác…) không được bình ổn mà lại bình ổn giá đầu ra thì người chăn nuôi lại càng bị ép giá.
Điển hình như giá thịt heo đang cao nhưng giá thịt gà lại đang ở mức dưới giá thành sản xuất (giá thành gà Tam hoàng hiện 37.000 đồng/kg, giá thị trường 34.000 đồng/kg) làm cho ngành chăn nuôi lao đao.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tăng trưởng ngành Chăn nuôi ở nước ta hiện đạt mức cao, bình quân 6 - 8%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng xã hội.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành Chăn nuôi không mang tính bền vững, nhiều khâu còn lệ thuộc rất lớn về thị trường, đặc biệt là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, con giống và đầu ra cho sản phẩm.
Theo ông Dương, giá nguyên liệu đầu vào và sản phẩm chăn nuôi biến động theo hướng ngày càng tăng. Năm 2006, giá thức ăn nuôi lợn chỉ 3.700 đồng/kg, đến năm 2010 giá đội lên gần 7.000 đồng/kg và đến tháng 6/2011 đã là 8.307 đồng/kg. Trong khi đó sản xuất chăn nuôi đang chịu sự chi phối rất đáng kể của thế giới. Cụ thể nước ta nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng mạnh. Năm 2006, Việt Nam chỉ mới nhập khẩu 3,22 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, năm 2010 số lượng là 7,77 triệu tấn và con số này dự báo còn tăng nữa.
Đòi hỏi về chuỗi cung ứng
Nếu thiết lập được chuỗi cung ứng bao gồm các khâu sản xuất, chế phiến và phân phối được thiết lập mang tính bền vững giữa các khâu thì nguồn cung hàng hóa trên thị trường sẽ được duy trì ổn định.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, trước tình hình biến động của các mặt hàng thực phẩm các doanh nghiệp (DN) đã tích cực chủ động nguồn hàng, liên kết chuỗi chăn nuôi đảm bảo nguồn hàng, để nông dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên về lâu dài, người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ cần được tạo điều kiện từ phía DN, chính sách nhiều hơn thì mới có thể an tâm sản xuất.
Tổng Giám đốc Công ty Vissan Văn Đức Mười cho biết, chỉ có sự gắn kết giữa các DN, giữa DN với người chăn nuôi thì ngành Chăn nuôi mới trụ được, vì tự thân DN vận động thì sẽ khó phát triển. Trong khi, khó khăn hiện nay là phải xây dựng mối gắn kết chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra là hệ thống phân phối. Ngành Chăn nuôi hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về con giống, giá cả thức ăn gia súc chiếm phần lớn giá thành, chăn nuôi thì lại biến động thất thường nhưng ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới, do vậy sự liên kết, hình thành chuỗi cung ứng mạnh và chuyên nghiệp thì ngành Thực phẩm mới phát triển được.
Ngành Chăn nuôi trong nước bấp bênh bởi ngành Nông nghiệp chưa chủ động được khâu sản xuất và khâu tiêu thụ. Muốn phát triển được, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam Phạm Thanh Bình, ngành Nông nghiệp phải chủ động nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng cách cho trồng bắp và đậu nành biến đổi gen để nâng cao năng suất, thay đổi cơ cấu cây trồng, giảm trồng lúa ở các vùng cao nguyên, chuyển trồng bắp ở ĐBSCL bằng 1 vụ bắp 2 vụ lúa để tạo nguyên liệu cho ngành Chăn nuôi; các nhà máy thức ăn gia súc phải giảm lợi nhuận để chia sẻ với người chăn nuôi.
Để tránh được sự bấp bệnh trong tổ chức chăn nuôi, những người chăn nuôi nhỏ cho rằng, các cơ quan chức năng cần có dự báo về cung cầu thị trường để ngành Chăn nuôi có thể tăng giảm đàn để cung cầu gặp nhau; thẩm định giá thành chăn nuôi và giám sát việc phân phối thực phẩm, chi phí trong lưu thông để giảm bớt tính bất hợp lý.
Đồng thời, để ổn định thị trường, Nhà nước cần thiết lập những trung tâm dự trữ thực phẩm trong lúc giá heo gà giảm dưới giá thành thì thu mua và trữ trong kho lạnh để đảm bảo cho người chăn nuôi ít bị thiệt hại, duy trì được sự nối tiếp trong khâu chăn nuôi.
Thái Bảo
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý