Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cắt giảm gần một nửa thủ tục khi đăng ký hộ tịch

Thứ tư, 19/03/2014 - 10:05

(Thanh tra) - “Đánh giá tổng quan Dự án Luật Hộ tịch - dưới góc độ quyền con người” là chủ đề của Diễn đàn Đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2014 do Bộ Tư pháp và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức ngày 19/3.

Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Thảo Nguyên

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết, hộ tịch là việc đăng ký và quản lý các sự kiện nhân thân của mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi. Việc đăng ký hộ tịch tạo cơ sở pháp lý để người dân hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tạo cơ sở để Nhà nước bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp đó.

“Với sự gắn kết giữa công tác hộ tịch và việc bảo đảm các quyền nhân thân của cá nhân trong bối cảnh quyền con người, quyền công dân tiếp tục được đề cao trong Hiến pháp 2013 mới được ban hành, việc đánh giá Dự án Luật Hộ tịch dưới góc độ quyền con người như chủ đề của diễn đàn lần này hết sức cần thiết và hữu ích”, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nhấn mạnh.

Theo Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch tuy nhiều, nhưng mới ở tầm văn bản dưới luật, chưa thống nhất  gây phức tạp, khó áp dụng đối với cả người dân và cơ quan đăng ký hộ tịch.

Hơn nữa, pháp luật hiện hành vẫn tồn tại 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) với 5 cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch, dẫn đến chồng chéo giữa chức năng quản lý và đăng ký hộ tịch. Một số địa phương lại chú ý nhiều đến việc đăng ký hộ tịch, ít quan tâm đến nhiệm vụ quản lý hộ tịch. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra còn nhiều hạn chế; sai phạm trong công tác này vẫn tồn tại. 

Phương thức đăng ký hộ tịch lại thủ công, người dân phải xuất trình nhiều loại giấy tờ để chứng minh nhân thân, nơi cư trú khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch. Chưa kể, mỗi người dân hiện đang phải tự lưu giữ, bảo quản khoảng 20 loại giấy tờ đều có số khác nhau dù các loại giấy tờ đều có chung đặc điểm chứa đựng những thông tin cơ bản về hộ tịch cá nhân (họ và tên; ngày tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc…) gây bất ổn về mặt tâm lý và bất cập khi sử dụng…

“Những bất cập, hạn chế trên vừa ảnh hưởng đến thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đăng ký và quản lý hộ tịch, làm giảm hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý nhà nước và xã hội”, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực nói. 

Vì vậy, Dự án Luật Hộ tịch được xây dựng với mục tiêu nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở Viêt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, nhằm thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, tăng cường quản lý dân trong trong tình hình mới. 

Dự thảo Luật quy định mỗi cá nhân được cấp một mã số quản lý - số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên được lập nhằm mã hóa những thông tin cơ bản trên Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư. Số định danh được cấp cho mỗi cá nhân để đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin, phục vụ lợi ích của cá nhân và công tác quản lý nhà nước. 

Ông Khanh cho rằng, với ưu thế của số định danh cá nhân sẽ mở ra cơ hội cho người dân có quyền lựu chọn phương thức tối ưu nhất để thực hiện yêu cầu đăng ký hộ tịch. Chỉ cần thông báo số định danh khi làm thủ tục, người dân không cần xuất trình giấy tờ.

Cùng với đó, dự thảo Luật có những quy định mang tính cải cách mạnh mẽ khi cắt giảm từ 46 thủ tục hiện hành xuống còn 25 thủ tục khi đăng ký hộ tích, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, bảo đảm đơn giản, thuận lợi, tiết kiệm chi phí xã hội... 

Hoan nghênh đề xuất cắt giảm gần một nửa thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch và bảy tỏ hy vọng rằng những cải cách này sẽ giúp người dân có được dịch vụ tốt hơn, bà Louise Chamberlain, Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam cũng nêu rõ: “Thách thức chính là bảo đảm sự thống nhất trong luật về các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt, đặc biệt là các nguyên tắc liên quan đến hôn nhân, các mối quan hệ trên thực tế, quyền trẻ em, quyền của người lao động di cư và các nhóm khác như người đồng tính nữ, đồng tính nam, chuyển giới và lưỡng tính”.

Tại diễn đàn, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận những điểm mới của Dự thảo Luật, nhất là những vấn đề liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính; chống phân biệt đối xử; quyền con người trong hôn nhân và mối quan hệ phối ngẫu trong thực tế; quyền của người chuyển giới, liên giới… 

Diễn đàn Đối thoại chính sách pháp luật được tổ chức trong khuôn khổ Dự án Hợp tác giữa Viêt Nam và UNDP “tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”. Đây là sự kiện thu hút sự tham gia của đại diện Chính phủ và các đối tác phát triển để thảo luận về những ưu tiên chủ chuốt trong chương trình cải cách luật pháp, tư pháp ở Việt Nam.

 Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm