Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần tôn trọng ý kiến của chuyên gia

Thứ năm, 07/03/2013 - 08:37

(Thanh tra)- Sau khi UBND TP Hà Nội có văn bản chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc đặt nhà ga C9 (tuyến đường sắt đô thị số 2) phía trước Tổng Cty Điện lực Hà Nội trên phố Đinh Tiên Hoàng, nhiều chuyên gia kinh tế, kiến trúc sư, các nhà quy hoạch đã có ý kiến xung quanh vấn đề này.

Tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo dài 11,5km; trong đó có 8,5km đi ngầm qua phố cổ, hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Tổng đầu tư của dự án khoảng 131 tỉ yên Nhật, tương đương khoảng 20.000 tỉ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước. Trong báo cáo khả thi, ga ngầm C9 được quy hoạch đặt tại vườn hoa trước đền Ngọc Sơn. Sau đó, lại được điều chỉnh địa điểm quy hoạch là khu đất trước mặt trụ sở Tổng Cty Điện lực Hà Nội.

Sở Quy hoạch Kiến trúc cho rằng, vị trí nhà ga sẽ giảm thiểu tác động và bảo tồn di tích quanh hồ Hoàn Kiếm như Tháp Bút, đền Bà Kiệu; tạo điều kiện để hành khách tiếp cận thuận tiện các địa điểm văn hóa, lịch sử khu vực Hồ Gươm...

Từ năm 2010,  Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã đưa ra 3 phương án địa điểm quy hoạch ga C9: Phương án A là vườn hoa trước đền Ngọc Sơn, gần khu vực đền Bà Kiệu; phương án B cách vị trí phương án A 60m về phía Nam, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước Tổng Cty Điện lực Hà Nội; phương án C cách vị trí A 185m, nằm dưới khu phố cổ, bao gồm cả Nhà hát Múa rối Thăng Long.

Các chuyên gia cho rằng, phương án B là hợp lý nhất bởi giảm thiểu tác động và bảo tồn khu vực di tích của Hồ Gươm (Tháp Bút, đền Bà Kiệu), lại có khả năng tiếp cận thuận tiện tới vườn hoa Lý Thái Tổ, Bưu điện TP và khu phố thương mại Tràng Tiền. Phương án B cũng đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thống nhất. Trong khi đó, phương án C được cho là “kém khả thi” và phải di dời rất nhiều hộ dân trong khu phố cổ.

Theo UBND TP Hà Nội, dự án đã được nghiên cứu rất công phu cho đến nay thời gian đã 6 năm, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sự tham gia của 7 bộ gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Ở cấp TP có rất nhiều cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là các quận: Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy và nhiều phường có tuyến đường sắt đi qua. Ngoài ra, trong quá trình triển khai đã tổ chức lấy ý kiến của đông đảo nhân dân bằng các hình thức như họp nhân dân, phát tờ rơi 2 bên vùng dự án đi qua... Khi trình hồ sơ cho UBND TP Hà Nội chấp thuận, dự án trên đều được các bộ, ngành, địa phương và nhân dân vùng dự án đồng thuận cao.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Nhà Gió và Nước: Nên đặt xa khu vực nhạy cảm Các nước trên thế giới, người ta đều đặt ga tàu điện ngầm ở những nơi đông dân, tập trung mật độ dân cư dày đặc. Giải pháp hiện nay với ga C9 là nên để hơi xa một chút khu vực nhạy cảm, sau đó để các đường dẫn đi bộ trong lòng đất đi đến đó để trồi lên và đi xuống đó luôn. Theo tôi, ở khu vực Bờ Hồ cần 1 nhà ga, vì người ta cần đi vào phố cổ, vào trung tâm Hà Nội làm việc… nhưng vấn đề là phải bàn xem đặt ở đâu cho hợp lý. Tôi nghĩ đặt ga ở vị trí chừng 300 m là được. Kiến trúc sư Vũ Tự Trường, Cty Tư vấn - Thiết kế CORE: Đặt sát Hồ Gươm là không ổn Theo tôi, không nên đụng chạm tới không gian ngầm của khu vực Hồ Gươm, nên gìn giữ không gian tâm linh cho Hà Nội. Tôi còn nhớ, trước đây, việc xây dựng nhà vệ sinh từng bị phản đối gay gắt, rồi nhiều công trình cao tầng cũng bị hủy bỏ cũng chỉ với lý do giữ không gian cho Hồ Gươm và giữ cả những giá trị còn đang nằm trong lòng đất của khu vực này. Tôi thấy nên duy trì xung quanh khu vực Hồ Gươm là phố đi bộ, nhiều nước làm cả mấy km xung quanh những khu phố cổ của họ. Giao thông đến là đến bên ngoài vành đai ấy. Gọi Hồ Gươm là vùng lõi, thì mình quay bán kính từ 1 đến 2 km. Tất cả nút giao thông phức tạp: Ô tô, xe máy, tàu điện ngầm sẽ ở bên ngoài vùng lõi, không đặt ở trong, và khi vào vùng lõi thì người ta chỉ đi bộ. Nếu tôi thực hiện dự án, tôi sẽ đặt nhà ga tàu điện ngầm tại bến xe Yên Phụ, hoặc phía Tràng Thi hay Quán Sứ… những điểm đó đều rất thuận tiện để vào phố cổ hoặc đến khu trung tâm. Có thể xây nút chính rồi chia ra nhiều lối đi lên để đi đến Hồ Gươm dễ hơn nhiều vì tiếp cận theo nhiều hướng.   TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Phải nghiên cứu cẩn thận Ga tàu điện ngầm không chỉ đơn giản là một vị trí, mà còn là một quy hoạch có tầm nhìn tổng hợp. Vì thế, khi lựa chọn vị trí không chỉ phụ thuộc vào yếu tố mỹ quan, mà còn phải xem có đáp ứng được đầy đủ các loại hình liên kết khác không. Xây dựng một ga ngầm tốn nhiều tiền lắm. Do đó, phải nghiên cứu cẩn thận.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Nhà Gió và Nước: Nên đặt xa khu vực nhạy cảm Các nước trên thế giới, người ta đều đặt ga tàu điện ngầm ở những nơi đông dân, tập trung mật độ dân cư dày đặc. Giải pháp hiện nay với ga C9 là nên để hơi xa một chút khu vực nhạy cảm, sau đó để các đường dẫn đi bộ trong lòng đất đi đến đó để trồi lên và đi xuống đó luôn. Theo tôi, ở khu vực Bờ Hồ cần 1 nhà ga, vì người ta cần đi vào phố cổ, vào trung tâm Hà Nội làm việc… nhưng vấn đề là phải bàn xem đặt ở đâu cho hợp lý. Tôi nghĩ đặt ga ở vị trí chừng 300 m là được. Kiến trúc sư Vũ Tự Trường, Cty Tư vấn - Thiết kế CORE: Đặt sát Hồ Gươm là không ổn Theo tôi, không nên đụng chạm tới không gian ngầm của khu vực Hồ Gươm, nên gìn giữ không gian tâm linh cho Hà Nội. Tôi còn nhớ, trước đây, việc xây dựng nhà vệ sinh từng bị phản đối gay gắt, rồi nhiều công trình cao tầng cũng bị hủy bỏ cũng chỉ với lý do giữ không gian cho Hồ Gươm và giữ cả những giá trị còn đang nằm trong lòng đất của khu vực này. Tôi thấy nên duy trì xung quanh khu vực Hồ Gươm là phố đi bộ, nhiều nước làm cả mấy km xung quanh những khu phố cổ của họ. Giao thông đến là đến bên ngoài vành đai ấy. Gọi Hồ Gươm là vùng lõi, thì mình quay bán kính từ 1 đến 2 km. Tất cả nút giao thông phức tạp: Ô tô, xe máy, tàu điện ngầm sẽ ở bên ngoài vùng lõi, không đặt ở trong, và khi vào vùng lõi thì người ta chỉ đi bộ. Nếu tôi thực hiện dự án, tôi sẽ đặt nhà ga tàu điện ngầm tại bến xe Yên Phụ, hoặc phía Tràng Thi hay Quán Sứ… những điểm đó đều rất thuận tiện để vào phố cổ hoặc đến khu trung tâm. Có thể xây nút chính rồi chia ra nhiều lối đi lên để đi đến Hồ Gươm dễ hơn nhiều vì tiếp cận theo nhiều hướng.   TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Phải nghiên cứu cẩn thận Ga tàu điện ngầm không chỉ đơn giản là một vị trí, mà còn là một quy hoạch có tầm nhìn tổng hợp. Vì thế, khi lựa chọn vị trí không chỉ phụ thuộc vào yếu tố mỹ quan, mà còn phải xem có đáp ứng được đầy đủ các loại hình liên kết khác không. Xây dựng một ga ngầm tốn nhiều tiền lắm. Do đó, phải nghiên cứu cẩn thận.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Nhà Gió và Nước: Nên đặt xa khu vực nhạy cảm Các nước trên thế giới, người ta đều đặt ga tàu điện ngầm ở những nơi đông dân, tập trung mật độ dân cư dày đặc. Giải pháp hiện nay với ga C9 là nên để hơi xa một chút khu vực nhạy cảm, sau đó để các đường dẫn đi bộ trong lòng đất đi đến đó để trồi lên và đi xuống đó luôn. Theo tôi, ở khu vực Bờ Hồ cần 1 nhà ga, vì người ta cần đi vào phố cổ, vào trung tâm Hà Nội làm việc… nhưng vấn đề là phải bàn xem đặt ở đâu cho hợp lý. Tôi nghĩ đặt ga ở vị trí chừng 300 m là được. Kiến trúc sư Vũ Tự Trường, Cty Tư vấn - Thiết kế CORE: Đặt sát Hồ Gươm là không ổn Theo tôi, không nên đụng chạm tới không gian ngầm của khu vực Hồ Gươm, nên gìn giữ không gian tâm linh cho Hà Nội. Tôi còn nhớ, trước đây, việc xây dựng nhà vệ sinh từng bị phản đối gay gắt, rồi nhiều công trình cao tầng cũng bị hủy bỏ cũng chỉ với lý do giữ không gian cho Hồ Gươm và giữ cả những giá trị còn đang nằm trong lòng đất của khu vực này. Tôi thấy nên duy trì xung quanh khu vực Hồ Gươm là phố đi bộ, nhiều nước làm cả mấy km xung quanh những khu phố cổ của họ. Giao thông đến là đến bên ngoài vành đai ấy. Gọi Hồ Gươm là vùng lõi, thì mình quay bán kính từ 1 đến 2 km. Tất cả nút giao thông phức tạp: Ô tô, xe máy, tàu điện ngầm sẽ ở bên ngoài vùng lõi, không đặt ở trong, và khi vào vùng lõi thì người ta chỉ đi bộ. Nếu tôi thực hiện dự án, tôi sẽ đặt nhà ga tàu điện ngầm tại bến xe Yên Phụ, hoặc phía Tràng Thi hay Quán Sứ… những điểm đó đều rất thuận tiện để vào phố cổ hoặc đến khu trung tâm. Có thể xây nút chính rồi chia ra nhiều lối đi lên để đi đến Hồ Gươm dễ hơn nhiều vì tiếp cận theo nhiều hướng.   TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Phải nghiên cứu cẩn thận Ga tàu điện ngầm không chỉ đơn giản là một vị trí, mà còn là một quy hoạch có tầm nhìn tổng hợp. Vì thế, khi lựa chọn vị trí không chỉ phụ thuộc vào yếu tố mỹ quan, mà còn phải xem có đáp ứng được đầy đủ các loại hình liên kết khác không. Xây dựng một ga ngầm tốn nhiều tiền lắm. Do đó, phải nghiên cứu cẩn thận.

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.

Nguyễn Điểm

16:01 13/12/2024
Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm