Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cấm xe máy ở đường cao tốc trên cao

Thứ bảy, 20/10/2012 - 16:42

(Thanhtra) - Ngày mai (21/10), đường cao tốc trên cao (ĐTC) đầu tiên ở Hà Nội sẽ chính thức được thông xe. Các loại xe tham gia giao thông đều có quy định rõ về việc sử dụng tuyến đường này, trong đó các loại xe gắn máy, xe 2 bánh không được phép đi.

Tuyến ĐTC sẽ góp phần làm giảm mật độ giao thông nội đô. Ảnh: vnexpress.net


Đường vành đai 3 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, dài khoảng 65km, đi qua các quận và huyện Sóc Sơn, Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông Anh. Dự án ĐTC thực chất là kết hợp của nhiều tuyến đường đã có sẵn như đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Phạm Văn Đồng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp.

Ông Vũ Xuân Hòa, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự ánThăng Long, đại diện Chủ đầu tư Dự án Đường vành đai 3 giai đoạn 2 Hà Nội cho biết, tới thời điểm này, ngoài gói thầu số 3 Thanh Xuân - Bắc hồ Linh Đàm đã thông xe, đưa vào khai thác ngày 30/6/2012 (vượt tiến độ 5 tháng), 2 gói thầu còn lại sẽ chính thức thông xe vào ngày 21/10 và có thể khai thác triệt để vào cuối năm 2012. 

Sau khi thông xe, toàn bộ ĐTC sẽ được bàn giao cho TP Hà Nội quản lý, tổ chức giao thông. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, ĐTC sẽ cấm toàn bộ xe máy.

Tuyến ĐTC cấm tất cả các phương tiện được phép lưu thông dừng, đỗ xe, chỉ thực hiện việc dừng, đỗ trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định. Ôtô (xe tải, xe khách, xe con) từ Cầu vượt Mai Dịch - Phạm Hùng đi cầu Thanh Trì, đi các tuyến đường phía Bắc vành đai 3, được đi trên tuyến ĐTC.

Tuyệt đối nghiêm cấm các loại xe 2 bánh, 3 bánh, 4 bánh tự chế và người đi bộ lưu thông trên ĐTC. Các phương tiện trên và người đi bộ chỉ được lưu thông theo quy định tại đường phía dưới của ĐTC.
 

Xe 2 bánh bị cấm hoạt động trên toàn tuyến. Ảnh: vnexpress.net

Đối với ô tô đi ĐTC từ Cầu vượt Mai Dịch - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm đến bắc Hồ Linh Đàm và ngược lại, được hoạt động bình thường xuống các điểm tiếp đất gần nhất để ra Đại lộ Thăng Long, đường trục bắc Hà Đông (Lê Văn Lương kéo dài) và Hồ Tùng Mậu, quốc lộ 32.

Đối với xe tải từ Cầu vượt Mai Dịch đi đường Phạm Văn Đồng đến cầu Thăng Long và ngược lại (xe tải có trọng lượng toàn bộ từ 1,25 tấn trở lên) chỉ được hoạt động trong thời gian sau: Sáng từ 9 giờ - 15 giờ, tối từ 21 giờ - 6 giờ sáng hôm sau.

Trên đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm (tại đường phía dưới). Xe tải có toàn bộ trọng lượng 1,25 tấn trở lên chỉ được hoạt động từ 21 giờ - 6 giờ sáng hôm sau. Ngoài thời gian trên phải có giấy phép do Sở Giao thông Vận tải cấp.

Ô tô khách đối với các loại xe hợp đồng đưa đón cán bô, công nhân, học sinh, sinh viên, xe du lịch được phép hoạt động 24/24 (các loại xe này phải có hợp đồng phù hiệu xác định loại hình dịch vụ do Sở Giao thông Vận tải cấp theo quy định).
 

Ngoài ra các loại xe vũ trang, công vụ, xe phục vụ tang lễ, đám cưới được hoạt động theo quy định.

Xe khách liên tỉnh phải đi theo luồng, tuyến và đón trả khách tại các bến xe, cấm vòng vo đón trả khách. Xe bus hoạt động theo đúng thời gian và lộ trình.

Trung tá Lưu Mạnh Tuyến, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông số 7, cho biết: Để bảo đảm an toàn và trật tự giao thông tại tuyến đường ĐTC, Đội Cảnh sát giao thông số 7 sẽ bố trí lực lượng, cắm chốt tại 2 điểm dẫn lên ĐTC, không cho xe máy lưu thông lên ĐTC. Ngoài ra, các đội tuần tra trên ĐTC luôn trong tư thế sẵn sàng bảo đảm trật tự giao thông. Trước mắt tại các điểm dẫn, lực lượng sẽ ưu tiên hướng dẫn và nhắc nhở đối với người đi xe máy lưu thông lên ĐTC.

Việc thông xe tuyến ĐTC nối Bắc - Nam Thủ đô Hà Nội sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ùn, tắc giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Phạm Văn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm