Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 24/01/2013 - 06:26
(Thanh tra) - Dù đã bị cấm chở ô tô qua sông, nhưng hàng ngày, tất cả bến và những chiếc phà một lưỡi trên sông Hồng, đoạn giáp ranh giữa các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Nội) và huyện Khoái Châu (Hưng Yên) vẫn vận chuyển, bất chấp tai nạn chìm phà…
Ảnh: Hiện vẫn phổ biến tình trạng phà một lưỡi chở ô tô qua sông Hồng. Ảnh: Nam San
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản cấm phà một lưỡi (hay còn gọi là phà chuồi, phà một đầu) trên toàn quốc chở ô tô có hiệu lực từ tháng 1/2008. Theo đó, phà một lưỡi chỉ được phép hoạt động trên bến thuộc tuyến đường huyện trở xuống và chỉ được chở ô tô có tổng tải trọng không vượt quá 3,5 tấn.
Thế nhưng trên thực tế tại các bến đò, phà qua lại giữa các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Nội) và Khoái Châu (Hưng Yên), dễ dàng gặp những chiếc phà một lưỡi chở ô tô. Trung bình mỗi bến, mỗi ngày chở từ vài chục đến hơn 100 chiếc ô tô qua sông, đa số là xe ô tô con, xe taxi, có cả xe tải chở hàng. Nguy hiểm ở chỗ, đường lên, xuống một số bến chưa được xây dựng kiên cố hoặc đường hẹp, dốc; khá nhiều bến có kết cấu mặt bến không bảo đảm an toàn, đường dẫn lên xuống sơ sài… vẫn sử dụng phà một lưỡi để chở ô tô, bất chấp trọng tải xe và điều kiện sóng gió, thời tiết không cho phép. Trong khi đó, các ô tô khi xuống bến đều phải lùi, mà hầu hết các bến đều chỉ có một người lái, một phụ... nên rất dễ xảy ra tai nạn.
Tại các bến như Hồng Châu, Chương Dương, Vườn Chuối, Bình Minh, Cẩm Cơ, Xâm Xuyên… đều thấy chở ô tô. Chỉ khi thấy có người quay phim, chụp ảnh thì các chủ bến mới không cho phép ô tô xuống phà.
Đáng nói, tất cả các bến đò, phà ở đây đều không có biển cấm ô tô và trên bảng nội quy hoạt động của bên cũng không có nội dung này.
Anh Nguyễn Văn Tám, người lái phà HN-0434 tại bến Vạn Cảnh, xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội cho biết, ô tô mang lại nguồn thu lớn cho bến (mỗi lượt xe con 15.000 - 20.000 đồng), nếu bến không chở thì lái xe sang các bến khác họ cũng chở.
Còn chủ bến Văn Nhân, xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cho rằng, những người đi ô tô hoặc taxi chở người về quê nài nỉ nên nể đành cho họ qua.
Cần nói thêm là, từ tháng 7/2012, quy định các đò phà qua sông đều phải trang bị áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cho hành khách. Thế nhưng, một số bến đò, phà trên tuyến này, dù đã được Ban An toàn giao thông TP Hà Nội phát tặng dụng cụ nổi cứu sinh, vẫn không trang bị cho khách. Thậm chí, có phà còn không treo phao nơi gần hành khách mà cất trong khu vực buồng lái vì sợ nhanh hỏng hoặc mất mát.
Liên quan đến chuyện ô tô, cần cảnh báo là, trong tháng 12/2012, tại bến Đại Tập, huyện Khoái Châu, Hưng Yên (bến đối lưu với bến xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã xảy ra tai nạn khi một chiếc xe tải chở 1,2 vạn gạch đang lùi xe để xuống phà HN-363 thì bị chết máy, xe lật nghiêng và đè vào mũi phà làm phà chìm ngay sau đó. Rất may không có thương vong về người. Sau đó, chủ bến phải mất khoảng 200 triệu đồng để trục vớt phà, ô tô và khắc phục hậu quả.
Trung tá Lê Văn Phúc, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát số 3, Phòng Cảnh sát đường thủy Hà Nội cho biết, tình trạng phà một lưỡi lén lút chở ô tô là có thật. Đáng nói là, cứ thấy cảnh sát hoặc thanh tra giao thông đường thủy thì các chủ bến không nhận chở ô tô; còn khi lực lượng này rút đi thì họ lại chở.
Vài tháng gần đây, Đội Tuần tra kiểm soát số 3 đã xử phạt 12 trường hợp phà chở ô tô, trong đó có một số trường hợp tái phạm. Tất các trường hợp vi phạm đều bị tước bằng lái, thông báo cho chính quyền địa phương để phối hợp giám sát, xử lý. "Tuy nhiên, rất ít khi thấy chính quyền cơ sở vào cuộc, nên xử lý xong tái phạm lại tiếp diễn. Có lẽ một trong những lý do khiến chính quyền cơ sở không muốn làm mạnh vì các bến đò, phà này đều được các xã giao cho khoán thầu từ vài chục đến hơn 100 triệu đồng/tháng. Vì thế, nếu chỉ lực lượng cảnh sát đường thủy kiểm tra, xử phạt sẽ không thể giải quyết triệt để tình trạng này”, Trung tá Lê Văn Phúc nhấn mạnh.
Nam San
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC