Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ẩm thực ngày xuân của người Mường

Chủ nhật, 02/02/2014 - 17:32

(Thanh tra) - Trên 80% dân số tỉnh Hòa Bình là người dân tộc Mường. Cũng như các dân tộc trên cả nước, mỗi năm Tết đến xuân về, cùng với các lễ hội truyền thống với các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình, người Mường Hòa Bình còn tổ chức lễ hội ẩm thực. Lễ hội này được tổ chức ở khắp các làng quê. Đây là cơ hội để người phụ nữ Mường trổ tài nội trợ, “khoe” các món ẩm thực của Mường mình với các Mường khác trong tỉnh và du khách xa gần.

Món thịt trâu nấu lá lồm, cá đồ, gà luộc vùng Mường Vang. Ảnh: Hồng Bài

Nếu ở Mường Bi (huyện Tân Lạc) có món lợn cắp nách quay vàng óng, thơm lựng thì ở Mường Vang (Lạc Sơn) lại có món gà đồi nấu măng chua, hạt dổi ăn “đậm chân răng”. Người Mường Thàng (Cao Phong) có món cá suối đồ lá đu đủ, thịt trâu nấu lá lồm, món ăn đãi khách quý đến chơi nhà. Người Mường Động (Kim Bôi) có mâm cỗ ngày Tết độc đáo và “tổng hợp” hơn các Mường nêu trên: Đó là món gà luộc, thịt gà rang gừng, cá nướng, cá gói lá chua me đồ.

             Món cá nướng, cá đồ lá đu đủ của vùng Mường Thàng. Ảnh: Hồng Bài

Mỗi Mường có những món ẩm thực khác nhau, nhưng trong tất cả mâm cỗ, một món không thể thiếu, đó là món thịt gà luộc hoặc rang gừng và xôi nếp nương. Đặc biệt, vùng Mường Bi còn có món thịt chuột núi nướng hoặc rang gừng rất hấp dẫn. Du khách đến Hội ẩm thực đất Mường Hòa Bình đều thưởng thức và mua về cho người thân một, hai món cá đồ, cá nướng và không thể không ăn, mua món thịt gà luộc, thịt chuột nướng và mua một, hai gói măng chua, vài chục hạt dổi. Người trong Mường (không phân biệt nam nữ) gặp nhau là kéo nhau vào ngồi quây quần quanh nồi thịt trâu nấu lá lồm, uống rượu như người Mông uống rượu bên chảo thắng cố. 

Mâm cỗ ngày Tết, ngày xuân của người Mường là thế. Rất độc đáo, hấp dẫn, ngon miệng dù rằng các món thực phẩm đều quen thuộc với bữa ăn hàng ngày. Nhưng nét riêng biệt là nghệ thuật chế biến với những gia vị rất riêng, chỉ có vùng quê xứ Mường mới có.

Lợn cắp nách quay với lá mắc coọc của vùng Mường Bi. Ảnh: Hồng BàiCụ ông Bùi Văn Hòa, bản Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) cho biết: Để có mâm cỗ đầy đủ các món, trước Tết, các nhà phải cùng nhau vào suối bắt cá, lên núi đánh bẫy chuột, tháo nước ao nhà để bắt cá, chọn con trâu thật béo rồi cả bản cùng ăn đụng mỗi nhà vài cân thịt. Thịt trâu nạc thì nướng, để gác bếp, thịt bạc nhạc (như thịt ba chỉ) thì nấu lá lồm, nấu măng chua. Gà thì nhà ai cũng nuôi và để dành 4 – 5 con gà thiến, chục con gà “dò” (gà loại 1kg – 1,5kg). Nấu măng chua phải là gà “dò” mới ngon. Măng chua được làm trước hàng tháng. Có chum măng giang ngâm một năm mới đưa ra dùng.

 Mâm cỗ với nhiều món độc đáo của vùng Mường Động. Ảnh: Hồng Bài    
    
Lễ hội ẩm thực ở 4 Mường thường được tổ chức vào sau Tết Nguyên đán (từ mồng 4 đến mồng 10 tháng Giêng), gắn với lễ hội truyền thống của từng vùng, như: Lễ hội Sên bản Sên Mường, lễ Khai Hạ Mường Bi, lễ hội xuống đồng Mường Động... Trong ngày hội, có hàng chục gian hàng của các đơn vị xóm, bản, xã tham gia tranh tài. Thường lễ hội chỉ diễn ra trong 2 ngày nên thu hút rất đông người trong và ngoài tỉnh tham gia. Tết Gíáp Ngọ 2014, thời tiết thuận lợi chắc chắn lễ hội sẽ tổ chức đông vui hơn.   

Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm